Giáo dục

Dàn ý nghị luận xã hội về tình phụ tử

dan y nghi luan xa hoi ve tinh phu tu

Dàn ý nghị luận xã hội về tình phụ tử

Bạn đang xem bài: Dàn ý nghị luận xã hội về tình phụ tử

I. Dàn ý nghị luận xã hội về tình phụ tử

1. Mở bài

– Khái quát về tình phụ tử
– Là một tình cảm thiêng liêng, không kém tình mẫu tử.

2. Thân bài

– Thế nào là tình phụ tử?
+ Phụ: cha, tử: con => Tình phụ tử: Tình cha con, tình cảm thiêng liêng giữa hai người.
+ Tình cảm đó là sự gắn kết yêu thương, chăm sóc của cha dành cho con và ngược lại.
– Bàn luận:
+ Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời người, có vai trò đặc biệt:
• Tấm lòng cha cao cả, bao dung mọi lỗi lầm của ta
• Tình phụ tử: một trong những đạo lý truyền thống sâu sắc nhất của dân tộc ta.

+ Tình phụ tử đối với mỗi người trong cuộc sống:
• Có cha: được che chở, chăm sóc, được dạy dỗ bởi sự mạnh mẽ
• Cha luôn yêu thương ta bằng cách đặc biệt nhất
• Dẫn chứng: Người cha Tây Nguyên dẫn con đi khám bệnh ở Sài Gòn, Người cha trong “chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng, …
• Không có cha che chở, đó là một sự thiệt thòi của đời người

+ Vai trò của tình phụ tử:
• Giúp con cái đi đúng đường trong cuộc sống
• Giúp con cái thức tỉnh khi vấp ngã trong cuộc đời

– Trách nhiệm của chúng ta:
+ Phải tôn trọng, giữ gìn tình cảm thiêng liêng đó
+ Luôn cố gắng học tập, ngoan ngoãn để báo đáp công ơn của cha
+ Chăm sóc an ủi cha
+ Không có những hành động vô lễ, bất kính bất hiếu với cha.

– Phản đề:
+ Thực trạng: còn một số người coi thường cha mẹ, bất hiếu, không trân trọng tình phụ tử
+ Dẫn chứng: Người đàn ông Hà Nội cùng vợ đuổi cha ra ngoài đường trong đêm.
+ Cần lên án hành động này.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề
– Hãy luôn trân trọng tình phụ tử thiêng liêng này.
 

II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về tình phụ tử

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời con người là tình mẫu tử, nó là mối keo sơn gắn kết người sinh thành ra chúng ta. Trong cuộc sống cũng như trong thơ văn, tình mẫu tử luôn được nhắc đến với thái độ kính trọng, trân trọng nhất. Tuy không được nhắc nhiều đến trong thơ văn, trong cuộc sống, thế nhưng, tình phụ tử cũng là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào! Nó cũng cao cả, sâu nặng, nghĩa tình như tình mẫu tử vậy.

Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, như trời như biển mà có cố gắng cả đời chúng ta cũng chẳng thể trả hết. Nếu như tình mẫu tử là sợi dây liên kết giữa người mẹ và con mình thì tình phụ tử lại là mối liên kết giữa cha và con. Tuy được thể hiện theo từng khía cạnh, cũng như biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại đều là một thứ tình cảm sâu nặng tựa trời biển.

Tình cảm phụ tử – phụ là cha, tử là con, nó gợi cho chúng ta sự gắn bó khăng khít, sự thủy chung, yêu thương bao dung, bền chặt. Nếu như mỗi lần nhắc tới mẹ, ta lại cảm thấy một sự nhẹ nhàng, ấm áp, dịu êm thì nhắc tới cha, ta lại cảm thấy một sự ấm áp khác lạ…(Còn tiếp)

>> Bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội về tình phụ tử

 

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-phu-tu/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button