Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Bạn đang xem bài: Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
I. Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
1. Dàn ý số 1 (Chuẩn)
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
b. Thân bài:
* Khổ đầu:
– Mở ra bằng câu hỏi với giọng điệu tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”:
+ Là lời mời gọi, lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái xứ Huế.
+ Là câu hỏi tự vấn của nhà thơ.
– Bức tranh phong cảnh của thôn Vĩ:
+ Được nhìn từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.
+ Từ “nắng” lặp lại: gợi lên không gian ngập tràn ánh nắng sớm
+ Hình ảnh “vườn ai” đại từ phiếm chỉ mở ra cảm xúc ngạc nhiên, đắm say của nhà thơ trước vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ.
+ Từ “mướt”: gợi lên khu vườn tươi tốt, mơn mởn
+ Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” gợi ấn tượng mạnh mẽ về vẻ xanh non, biếc rờn của cây cối.
– Hình ảnh con người xứ Huế:
+ Khuôn mặt người sau vòm là” chỉ sự hoà hợp với thiên nhiên, khu vườn có sinh khí, gợi ra sự e ấp, thẹn thùng đặc trưng của người con gái Huế.
+ Khuôn mặt “chữ điền”: lấy ý từ câu ca dao, mang đậm nét dân gia và vẻ đẹp tâm hồn người Huế.
* Khổ hai:
– Bức tranh phong cảnh:
+ Phong cảnh có sự vận động, biến chuyển, từ cảnh vườn sang sông nước
+ Bức tranh có sông, mây gió, hoa bắp, tạo nên nét đẹp hùng vĩ, phóng khoáng.
+ Nhịp thơ chậm rãi gợi ra sự yên ả của xứ Huế
+ Đặc tả dòng sông Hương dưới ánh trăng với vẻ đẹp lộng lẫy và hư ảo
– Tâm trạng của thi nhân:
+ Được gửi gắm kín đáo qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
+ Mây, gió vốn ở chung, trong thơ, chia ly, nỗi buồn của tình yêu đơn hương và bệnh tật dày vò.
+ Nỗi buồn gửi vào sông nước, dòng sông tĩnh mịch, vắng lặng, đìu hiu.
+ “Thuyền ai”: sự sống con người =>Nỗi khao khát được giao cảm với cuộc đời.
+ “Trăng”: người bạn tri âm tri kỉ , là cái đẹp mà nhà thơ hướng tới
* Nghệ thuật:
– Thể thơ thất ngôn được kế thừa và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
– Nỗ lực cách tân thơ khi đưa vào thơ nhiều hình ảnh bình dị như hoa bắp
c. Kết bài:
– Hai khổ thơ là bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và tâm trạng cô đơn của nhà thơ.
2. Dàn ý số 2 (Chuẩn)
a. Mở bài
– Giới thiệu chung về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
– Xuất xứ tác phẩm.
b. Thân bài
* Phân tích khổ đầu bài thơ:
– Câu hỏi tu từ đầu khổ thơ là câu hỏi mang màu tâm trạng:
+ Vừa như nhắc nhở, lại vừa như mời mọc, cũng có thể là lời trách móc nhẹ nhàng.
+ Tác giả đang tự phân thân để hỏi chính lòng mình về một việc đáng ra phải làm bấy lâu: về thăm thôn Vĩ Dạ.
– Bức tranh thôn Vĩ êm đềm, thanh bình buổi bình minh:
+ “Nắng hàng cau”: tinh khôi, trong trẻo.
+ Tính từ “mướt” kết hợp với từ chỉ mức độ “quá”: vẻ đẹp mượt mà, láng bóng, tươi tắn, đầy sức sống của cây cối trong vườn.
+ Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” gợi lên vẻ đẹp kiều diễm, quý phái của khu vườn.
+ Hình ảnh người con gái Huế “mặt chữ điền” xuất hiện với nét đẹp duyên dáng mà đầy kín đáo, hài hòa với thiên nhiên.
* Phân tích khổ thứ hai bài thơ:
– Nghệ thuật nhân hóa, cách ngắt nhịp 4/3: gợi sự chia li ngang trái.
– Gió- mây trong câu thơ xuất hiện với cảnh chia phôi, gió- mây ngược lối, hai đường hai ngả.
– Nước sông Hương như hiểu tâm tình người thi nhân cũng mang nỗi buồn trĩu nặng tâm can “buồn thiu”.
– Hoa bắp lay nhẹ bên bờ, nước chảy hoa trôi- cảnh vật như không, vương nỗi buồn.
– Không gian đêm trăng trên sông nước:
+ Huyền ảo, như thực, như mộng.
+ Trăng hòa mình vào dòng nước tạo nên vẻ lung linh, thơ mộng.
+ Sông trăng đang đưa đò cập bến, bến trăng đang đợi đò chở trăng dừng chân.
– Thi nhân ngậm ngùi mong thuyền “kịp” chở trăng cập bến- nỗi lo âu, khắc khoải về cuộc đời ngắn ngủi của tác giả.
c. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật được thể hiện qua hai khổ thơ.
3. Dàn ý số 3 (Chuẩn)
a. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
b. Thân bài:
* Khổ thơ đầu:
– Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”:
+ Lời hờn dỗi, trách yêu đầy duyên dáng của một cô gái xứ Huế.
+ Lời mời mọc dễ thương của một người con xứ Huế, muốn người bạn phương xa có đôi lần ghé thăm quê.
+ Lời mà tác giả đang tự vấn lòng mình, nhắc nhở bản thân về một chuyến ghé thăm thôn Vĩ sau nhiều năm xa cách.
– “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”:
+ Một buổi bình minh rực rỡ, ánh sáng tràn ngập khắp nơi nơi, lấp ló, xen kẽ qua từng tán cau xanh mướt.
+ Hình ảnh “nắng hàng cau” là hình ảnh mà Hàn Mặc Tử dành riêng cho Huế, bởi lẽ rằng cau là biểu tượng đặc trưng của mảnh đất cố đô, luôn vươn cao mạnh mẽ trên nền trời xanh thẳm, đón những tia nắng ấm áp đầu tiên trong ngày một cách thật trọn vẹn.
+ “nắng mới lên” là cái nắng ban mai mới mẻ, êm dịu, là biểu tượng của sự khởi đầu tươi mới.
– “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”:
+ Dáng vẻ trù phú, non tươi, mỡ màng trong từng góc cạnh thông qua hai từ “mướt quá”, đầy gợi cảm.
+ Liệu pháp so sánh “xanh như ngọc” cũng mang đến vẻ đẹp thực thơ mộng, cảm giác thực trong trẻo, ngọc ngà, tươi mát.
+ Từ phiếm chỉ “ai” trong “vườn ai” đã gợi ra nhân vật trữ tình ẩn hiện, làm tăng thêm sức sống, sự hòa hợp của con người với thiên nhiên tươi đẹp.
– “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, gợi ra vẻ đẹp con người xứ Huế chân thành, phúc hậu, ấm áp.
* Khổ thơ 2:
– “Gió đi lối gió, mây đường mây”:
+ Gió mây tách biệt, ngược hướng, gợi ra sự chia ly, tan vỡ.
+ Lối thơ tả cảnh đóng khung khi tác giả lặp lại điệp từ “mây”, “gió” hai lần, cùng lối ngắt nhịp 4/3 làm gãy đôi câu thơ, mang đến sự hụt hẫng, cô liêu khó tả.
– “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”:
+ Mở ra một không gian rộng lớn vô tận, nhưng thiếu đi cái ấm áp, chỉ có sự lạnh lẽo, đìu hiu.
+ Hình ảnh “hoa bắp lay”: hoa bắp vốn vô sắc, vô hương, nhạt nhòa trong trời đất, là ẩn dụ sâu sắc cho cuộc đời cho số phận buồn tẻ, lặng lẽ.
– “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?”:
+ Hình “sông trăng”: gợi mở khung cảnh đẹp, mộng ảo.
+ “Có chở trăng về kịp tối nay?”, ấy là cảm xúc mong chờ nhưng đầy phấp phỏng đầy lo âu.
c. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
4. Dàn ý số 4 (Chuẩn)
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, dẫn dắt vào hai khổ thơ đầu bài thơ.
b. Thân bài:
* Khổ thơ đầu bài thơ: Cảnh đẹp mảnh vườn thôn Vĩ, đại diện cho nét đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế.
– Câu hỏi tu từ thể hiện sự trách móc, lời mời gọi tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
– Hình ảnh đặc trưng: nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn mướt xanh như ngọc => thiên nhiên thơ mộng, trong trẻo đầy ấm áp và sức sống.
– Vẻ đẹp người con người Huế “mặt chữ điền”, cái đẹp đặc trưng của con người Huế
* Khổ thơ thứ hai: Cảnh bến sông mang nhiều tâm trạng, nỗi buồn.
– Thiên nhiên không còn hoà hợp, nổi bật lên sự cô đơn, lạc lõng “Gió theo lối gió, mây đường mây”
– Nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật “nước buồn thiu”
– Ẩn chứa sự lo lắng, mong ngóng chờ đợi trong mỏi mòn, vô vọng “Có chở trăng về kịp tối nay”
c. Kết bài:
Đánh giá nội dung, nghệ thuật và nêu cảm nghĩ của em về hai khổ thơ đầu
5. Dàn ý số 5 (Chuẩn)
a. Mở bài
Bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” là một tuyệt phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử. Hai khổ thơ đầu bài thơ như một khúc ngân trữ tình đẹp đẽ và giàu sức gợi
b. Thân bài
+ Câu hỏi tu từ thiết tha, vừa như lời trách móc lại vừa như lời mời gọi
+ Hàng cau thẳng tắp vươn mình đón nắng->nét tinh khôi, tươi mới
+Cành non mơn mởn trong sắc xanh của lá cành tràn nhựa sống, ngời sáng, trong ngần
+ Vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, thanh tao, nhã nhặn của người con gái xứ Huế hiện lên thật duyên dáng
+ Dòng nước cũng được nhân hoá mang bầu tâm sự ” buồn thiu” lững lờ trôi
+ Sông nước soi ánh trăng mờ, chiếc thuyền thong thả nằm im bên bến sông thương
+ ” Có chở trăng về kịp tối nay” -câu thơ như một lời tâm sự, một câu hỏi mà cũng là nỗi mong chờ, hy vọng chở ánh trăng về kịp.
c. Kết bài
Cảnh mang tâm tình, dư vị hoài niệm của thi nhân bằng cái nhìn đầy tinh tế và sâu sắc, chỉ qua hai khổ thơ thôi mà ta thấy được một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
II. Bài văn mẫu Phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Chuẩn)
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Ông là một con người tài hoa nhưng mệnh bạc khi ông mắc phải căn bệnh phong quái ác từ khi còn rất trẻ. Có lẽ vì vậy mà trong thơ của ông luôn có hai thế giới song hành, một là sự tươi sáng, thanh khiết, một thế giới đầy ma quái, cuồng loạn. Đây thôn Vĩ Dạ được ra đời năm 1938 khi ông đang bị căn bệnh phong quái ác dày vò. Bài thơ được bắt nguồn cảm xúc từ tấm bưu thiếp có bức tranh phong cảnh xứ Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc, người con gái mà Hàn Mặc Tử từng tương tư. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu, tình yêu thiên nhiên, con người Vĩ Dạ cùng những tâm sự thầm kín của nhà thơ được bộc lộ rõ nét.
Hai khổ đầu của bài thơ bức tranh phong cảnh của Vĩ Dạ xứ Huế cùng nỗi lòng cô đơn, lạc lõng, trống rộng của tác giả khi phải xa cách thế giới, con người…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
————————HẾT————————-
Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Bài thơ được giới thiệu trong tuần học thứ 23 SGK Ngữ văn lớp 11. Cùng với Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em có thể tham khảo thêm những bài viết như: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn;…
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-phan-tich-2-kho-tho-dau-trong-bai-tho-day-thon-vi-da/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục