Dàn ý phân tích bài thơ Khuê oán
Bạn đang xem bài: Dàn ý phân tích bài thơ Khuê oán
I. Dàn ý Phân Tích bài thơ Khuê Oán (Chuẩn)
1. Mở bài
* Giới thiệu tác giả, bài thơ và nêu khái quát nội dung
· Tác giả Vương Xương Linh, bài thơ “Khuê oán” – Nỗi oán của người phòng khuê
· Nội dung: Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ có chồng đi tòng quân
2. Thân bài
· Sự vô tư, hồn nhiên của người chinh phụ:
· Trang điểm, chải chuốt lên lầu ngắm cảnh
· Làm việc bình thường, bình thản
· Nỗi nhớ thương, ân hận, nuối tiếc khi để chồng đi tòng quân
· Nhớ chồng, nhận ra sự xa cách, li biệt
· Nhận ra những hiểm nguy, khốc liệt của chiến tranh
· Khát khao hạnh phúc và căm hờn chiến tranh phi nghĩa
· Tuổi xuân phai tàn, hạnh phúc dang dở
· Sự phù du của kiếm tước hầu
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của bài thơ: Có thể nói, bài thơ “Khuê oán” của Vương Xương Linh trải qua hàng ngàn năm vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị, sống mãi trong lòng người đọc và được truyền bá rộng rãi.
II. Bài văn mẫu Phân Tích bài thơ Khuê Oán (Chuẩn)
Tác giả Vương Xương Linh – một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Thịnh Đường, nổi tiếng với những bài thơ nói về cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi sầu của người thiếu phụ khuê các… ở chủ đề nào cũng có những kiệt tác. Đặc biệt trong chủ đề về nỗi sầu li biệt của người chinh phụ có bài thơ “Khuê oán”, bài thơ không chỉ nói lên nỗi sầu muộn, nhớ thương của người vợ nhớ chồng mà còn thể hiện khao khát hạnh phúc lứa đôi và gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa.
Những năm diễn ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, biết bao người chồng, người cha đã phải rời xa mái ấm, xa rời vợ con và đành dang dở hạnh phúc để làm theo nghĩa vụ. Người chồng của chinh phụ trong bài thơ cũng nằm trong số đó, tuy nhiên những ngày đầu khi chồng mới đi tòng quân, người chinh phụ vẫn chưa cảm nhận được sự đau thương, mất mát, ngược lại vẫn hồn nhiên và vô tư sống rất bình thản:
“Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu,
Ngày xuân chải chuốt bước lên lầu.”
Sự vô tư hồn nhiên thể hiện rất rõ qua từng hành động của người khuê phụ, đó là trang điểm, chải chuốt và lên lầu ngắm cảnh mùa xuân. Trong khi chồng đang chinh chiến nơi chiến trường biên ải xa xôi, đối mặt với hiểm nguy và cái chết, nàng vẫn chưa nhận thức được mối nguy đó…(Còn tiếp)
>> Bài văn mẫu hoàn chỉnh Phân tích bài thơ Khuê oán (Nỗi oán của người phòng khuê)
——————–HẾT———————
Bài thơ Khuê oán được giới thiệu trong tuần học thứ 17, SGK Ngữ văn 10. Bài thơ là nỗi oán của người phòng khuê thể hiện những chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng tòng quân. Bên cạnh Dàn ý phân tích bài thơ Khuê oán các em có thể tham khảo thêm những bài viết như: Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê, Phân tích bài thơ Khuê oán để chứng minh nhận định sau, Sơ đồ tư duy bài Nỗi oán của người phòng khuê, Dàn ý phân tích bài thơ Khuê oán;…
Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm