Dưới đây Tmdl.edu.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh tài liệu phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân môn Ngữ văn lớp 12 nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Đề bài: Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ
Bạn đang xem bài: Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ
Dàn ý phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ
1. Mở bài
-Chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ đã để lại nhiều nỗi niềm trong lòng người đọc Trong “Vợ nhặt” của Kim Lân
2. Thân bài
– Nụ cười của Tràng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm
+ Khi đẩy xe bọ
+ Khi cùng thị về
+ Trong căn nhà đơn sơ, nghèo nàn
+ Nụ cười làm vơi bớt những cây đắng của thực tại
+ Nụ cười trong niềm hạnh phúc thực sự->mang hy vọng và niềm tin vào ngày mai.
– Giọt nước mắt của bà cụ Tứ khiến lòng ta thổn thức, trăn trở khôn nguôi
+ Đó là giọt nước mắt của tình thương mang tấm lòng bao la của một người mẹ
+ Giọt nước mắt chứa chan nỗi niềm, vừa mừng vừa tủi của cụ khi con mình lấy được vợ
+ Giọt nước mắt của cụ là niềm đớn đau khôn tả, nỗi lòng đắng cay
+ Giọt nước mắt tố cáo tội ác chiến tranh
3. Kết bài
-Bằng cảm quan của một nghệ sĩ đầy nhạy cảm, Kim Lân đã đưa nụ cười và giọt nước mắt vào tác phẩm trở nên đầy ý nghĩa và giàu giá trị.
Bài văn mẫu Phân tích chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ
Nhà văn Kim Lân được mệnh danh là “con đẻ của đồng ruộng””, là nhà văn “một lòng đi về với đất, với trời, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam”. Dù xuất hiện vào cuối giai đoạn văn học hiện thực 1930-1945, nhưng Kim Lân lại mang màu sắc khác biệt với các tác giả đi trước. Điển hình và cũng là xuất sắc nhất của ông trong giai đoạn này là truyện ngắn “Vợ nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí”, năm 1962. Tác phẩm là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử; trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của những người nông dân nghèo. Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn này là đại diện cho vẻ đẹp của người nông dân, người mẹ Việt Nam truyền thống. Tuy không được miêu tả chi tiết về chân dung và ngoại hình nhưng qua chi tiết hai lần bà rơi nước mắt khi Tràng dẫn người vợ nhặt về ra mắt, ta phần nào hiểu được về chân dung và số phận người mẹ nông dân ấy, đồng thời cảm nhận sâu sắc và thêm trân trọng biết bao tình yêu con vô bờ của bà.
Từ nhỏ, do nhà nghèo, Kim Lân đã phải bôn ba khắp nơi, làm nhiều công việc khác nhau như thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong… để mưu sinh. Có lẽ vì thế, hơn ai hết, ông thấu hiểu được nỗi vất vả, sự khổ cực của những người dân lao động nghèo. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình ở thể loại truyện ngắn và đến năm 1945, ông viết tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Nhưng sau này do mất bản thảo, Kim Lân đã dựa trên cốt truyện cũ để sáng tác truyện ngắn “Vợ nhặt”, một tác phẩm mang sức nặng tư tưởng của cả cuốn tiểu thuyết. Với biệt tài viết truyện độc đáo, mới lạ, nhà văn đã khắc họa thành công từng nhân vật, từ đó làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân.
Kim Lân không chỉ thành công trong việc tạo dựng mạch cảm xúc, diễn biến tâm lý của nhân vật mà ông còn rất xuất sắc trong việc xây dựng các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết hai lần bà cụ Tứ khóc: “Bà lão cúi đầu…qua cơn đói khát này hay không” và “kể có ra… thương quá” khi Tràng đưa cô vợ nhặt về ở giữa tác phẩm thực sự là điểm sáng thẩm mỹ cho truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Chi tiết được coi như “hạt bụi vàng của tác phẩm”. Đó là túi tiên, chứa đựng cảm xúc, tư tưởng và cái tôi riêng của nhà văn. Chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ không chỉ là sự xót thương của Kim Lân cho những con người với số phận bé mọn, lay lắt, mỏng manh mà còn là sự tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến lạc hậu thời bấy giờ. Đây thực sự là điểm nhấn nghệ thuật của tác phẩm.
Bà cụ Tứ là một bà mẹ nghèo, già nua, “lẩm nhẩm tính toán” theo thói quen của người già. Bà là dân ngụ cư và sống cùng với con trai tên là Tràng. Hình ảnh bà cụ Tứ xuất hiện lần đầu ở giữa tác phẩm, trong một buổi chiều chạng vạng. Bà hiện lên với dáng đi “lom khom”, chậm chạp, vừa đi vừa “ho húng hắng”. Từ chân dung, ngoại hình của bà, ta cũng thấy như hiện ra trước mắt cuộc đời của một người phụ nữ tần tảo, yêu thương con vô bờ và đã chai sạn vì những khổ đau, nhọc nhằn trong quá khứ.
Truyện ngắn ‘Vợ nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, giữa thời buổi đói khát đến quay quắt, khi con người đang phải đối diện với cái chết, anh Tràng nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch lại tình cờ “nhặt” được vợ. Trong buổi chiều nắng heo hắt, tối sầm vì đói khát và chết chóc, Tràng đưa cô “vợ nhặt” về nhà. Trước tình huống éo le ấy, bà cụ Tứ đã có những cách ứng xử khéo léo và cả một dòng chảy suy nghĩ phức tạp.
Bài văn mẫu Phân tích chi tiết nụ cười của Tràng
Nhắc đến nhà văn Kim Lân , người đọc sẽ nghĩ đến một nhà văn của những người nông dân. Với người lao động, Kim Lân luôn dành cho họ những tình cảm vô cùng đặc biệt, thiết tha. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một thành tựu xuất sắc của ông trong dòng văn học hiện thực. Thành công của truyện ngắn này có được là nhờ vào ngòi bút đầy sáng tạo trong việc đưa ra một tình huống đầy éo le và các chi tiết, hình ảnh truyện giàu ý nghĩa. Bên cạnh nồi cháo cám, bát bánh đúc hay câu đùa vô tình thì chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ đã để lại nhiều nỗi niềm trong lòng người đọc.
Nụ cười của Tràng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, đó là nụ cười bình dị, giản đơn của anh nông dân có phần ngốc nghếch, thô kệch. Khi đang lao động, đẩy chiếc xe bò dù mệt nhọc nhưng anh cu Tràng vẫn lâu đi những giọt mồ hôi đẫm trên khuôn mặt với nụ cười nhẹ nhàng. Đó là nụ cười thân thương, chân chất bình yên của những người nông dân nghèo. Khi được Thị theo về, cậu cu Tràng cũng tủm tỉm cùng đôi mắt lấp lánh, phải chăng đó là niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ bé mà bấy lâu cậu đã mong đợi, một khát khao hạnh phúc gia đình, có người vợ thương yêu.
Lúc qua xóm ngụ cư, Tràng bật cười ranh mãnh trong lòng có vẻ gì đó rất đắc chí, khi về nhà sum họp với người mẹ già, anh cu Tràng cũng bật cười khi nhìn thị, nhìn mẹ. Giữa gian nhà đơn sơ, nghèo khổ, ta vẫn thấy nụ cười ánh lên mạng một niềm hy vọng, niềm tin ở tương lai dẫu chỉ là nhỏ bé. Nụ cười của anh cu Tràng như xua tan đi những lo lắng tủn mủn, cái đói khát cùng cực của đời. Nụ cười đó tưởng như đơn giản mà ai cũng có thể làm được ấy thôi nhưng trong cảnh khốn cùng mới thấy đáng trân trọng và quý giá biết bao. Nụ cười như một nốt nhạc an yên giữa những sự ngột ngạt, tù túng, khi mà ” cái đói “đang ngập tràn cả xóm ngụ cư, đó là nụ cười làm vơi bớt những cây đắng của thực tại. Tràng bật cười trong niềm hạnh phúc, sự bất ngờ khi mình bỗng dưng có vợ, hắn thương thị biết bao, phải chăng chỉ có tình thương ,sự cưu mang của những con người dành cho nhau mới mang lại niềm vui chân chính, một nụ cười hạnh phúc thực sự len lỏi trong tâm hồn.
Nếu nụ cười của cu Tràng mang đến cho ta sự nhẹ nhàng ủi an trong tâm hồn khi đọc câu chuyện thì những giọt nước mắt của bà cụ Tứ khiến lòng ta thổn thức, trăn trở khôn nguôi. Lúc đầu là “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt” rồi dần chảy ròng ròng, tuôn rơi khôn thấu: “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Đó là giọt nước mắt của tình thương, trong dòng nước mắt ấy có niềm vui khi còn mình có được vợ, nhưng hơn hết đó là nỗi thương con vô bờ bến.
Trong cảnh nghèo khó, túng quẫn ,khi mà cái ăn không lo nổi thì con bà có vượt qua cái kiếp nạn này không, cụ xót xa, niềm vui mừng hòa trong nỗi lo lắng, buồn tủi. Bao nhiêu tình yêu thương tha thiết nhất cụ dành cho cụ Tràng và người con dâu mới. Những ngổn ngang trong lòng đã cho thấy cụ là người đầy trách nhiệm, một người mẹ lo lắng cho con mình. Hơn ai hết, là một người từng trải, cụ hiểu hơn ai hết những khó khăn của cuộc sống gia đình, đặc biệt là khi đói khát đang hoành hành, mạng người như sợi tóc mỏng manh.
Giọt nước mắt của cụ là niềm đớn đau khôn tả, nỗi lòng đắng cay, qua đó còn tố cáo tội ác chiến tranh đã khiến cho bao cảnh gia đình đầy ngang trái. Lẽ ra trong cảnh gia đình cưới vợ cho con phải tràn đầy niềm vui, đầy những lời chúc phúc cùng nụ cười mãn nguyện, hạnh phúc thì lúc này còn có cả những dòng nước mắt chảy dài trong mỗi xót xa, lo lắng. Đó là giọt nước mắt chứng minh cho tình mẫu tử đầy thiêng liêng, lo lắng cho hạnh phúc của đứa con mình.
———————-HẾT————————
Kết luận:
Trong tác phẩm có chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ đã để lại nhiều nỗi niềm trong lòng người đọc vì thế mà Tmdl.edu.vn đã biên soạn rất đầy đủ 2 ý này ở mẫu trên, cùng với dàn ý ở trên các em có thể tham khảo thêm một số bài viết khác để củng cố thêm kiến thức cho mình chuẩn bị cho kì thi THPTQG sắp tới.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm