Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Bạn đang xem bài: Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
I. Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác phẩm “Vũ Trung tùy bút”
– Giới thiệu đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
2. Thân bài
– Thói ăn chơi hưởng lạc xa hoa, vô độ của chúa Trịnh Sâm
+ Chúa cho xây dựng nhiều đình đài, cung điện ở nhiều nơi “phủ Tây Hồ, núi Dũng Thúy, núi Trầm” chỉ để thỏa thú vui chơi, đèn đuốc.
→ Sư xây dựng vì mục đích cá nhân này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.
+ Thường xuyên tổ chức những cuộc vui chơi ở bờ Tây Hồ “mỗi tháng ba bốn lần” -> huy động nhiều người, binh lính, nhạc công dàn quanh, bày trò “mua bán như ở trong chợ”–> Lố lăng, giả dối, tốn kém.
+ Thu vén hết những loài “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch” trong dân gian để làm đẹp cho phủ chúa.
+ Vì công việc thu vén ấy mà điều động nhiều người, “cả một cơ bình” → Tốn kém, kì công.
→ Phạm Đình Hổ đã ghi chép tỉ mỉ, chân thực về thú ăn chơi của chúa Trịnh Sâm mà không một lời bình
+ Sự ăn chơi ấy báo hiệu cho sự sụp đổ của vương triều.
– Sự nhũng nhiễu của đám quan lại dưới quyền
+ Sự ăn chơi, hưởng lạc, thú vui của vua chúa đưa đến một đám những kẻ nịnh bợ, nhũng nhiễu dân chúng.
+ Mượn cớ “phụng thủ”, bày trò cướp trắng trợn những “chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay” trong dân gian.
+ Bày trò dọa nạy, “nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”
+ Sai tay chân cướp cây cảnh, hoặc phá tường nhà người ta mang đi, hoặc sai người “cắt phăng” để dàn cảnh đòi tiền.
→ Tìm các loại báu vật dâng chúa nhưng thực chất là vơ vét của dân làm của riêng.
+ Tác giả kể câu chuyện của nhà mình (cây lê cao vài mươi trượng, nở hoa trắng xóa thơm lừng, hai cây lựu trắng đỏ) phải chặt đi vì sự bọn quan lại nhũng nhiễu.
→ Bộc lộ kín đáo sự phê bình, phê phán của tác giả với thói ăn chơi của vua chúa. Đồng thời cảm thông với những người dân trong xã hội.
3. Kết bài
– Nghệ thuật: Lối ghi chép chân thực, cụ thể, sống động.
– Miêu tả chân thực cuộc sống xa hoa của vua chúa và thói nhũng loạn của quan lại
– Bộc lộ kín đáo cảm xúc của mình
– Đoạn trích mang giá trị nghệ thuật, hiện thực sâu sắc.
II. Bài văn mẫu Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Chuẩn)
“Vũ Trung tùy bút” là tác phẩm gồm tám mươi tám mẩu chuyện nhỏ, được ghi chép tùy hứng, tản mạn bàn về lễ nghi phong tục, … hay về những việc xảy ra ở xã hội những năm đầu thời Nguyễn của tác giả Phạm Đình Hổ. Trong đó, “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là đoạn trích được trích ra từ tập sách chữ Hán này. Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng đã ghi chép thật chân thực, cụ thể, sinh động những thú vui xa hoa, hưởng thụ của vua chúa, cùng với đó là sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê – Trịnh. Đồng thời, thông qua đó, ông muốn lên án, tố cáo một xã hội thối nát từ tận cùng, khiến cho dân chúng không thể yên ổn.
Mở đầu đoạn trích, bằng ngòi bút chân thực, không câu nệ của Phạm Đình Hổ, người đọc chúng ta được chứng kiến một cuộc sống ăn chơi với những thú vui chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm cùng với bọn quan hầu cận. Vốn là một vị chúa, Trịnh Sâm phải quan tâm đến triều đình,…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh tại đây.
———————–HẾT————————
Cùng với bài phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, để học tốt tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 cùng chủ đề khác như: Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-phan-tich-chuyen-cu-trong-phu-chua-trinh/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục