Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy
Bạn đang xem bài: Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy
I. Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Từ ấy và dẫn dắt vào khổ thơ đầu bài thơ
2. Thân bài:
* Hai câu thơ đầu: Kỷ niệm không quên, dấu mốc đặc biệt cuộc đời
– “Từ ấy” mốc thời gian khởi điểm trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu: được kết nạp Đảng, được giác ngộ lý tưởng cách mạng
– Những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lý, chói qua tim => Ánh sáng của lý tưởng có sức mạnh lớn lao làm bừng sáng tâm hồn, thay đổi nhận thức và tình cảm của nhà thơ.
-“Mặt trời chân lí” => khẳng định sự đúng đắn, chân lí bất diệt của tư tưởng cộng sản.
– “Bừng” và “chói” thể hiện sức mạnh của lí tưởng hoàn toàn xua tan mây mờ, sương mù trong tâm hồn nhà thơ để mở ra chân trời mới rõ nét và chân thực trong nhận thức, tư tưởng
* Hai câu thơ sau: Niềm vui sướng vô hạn khi bắt gặp ánh sáng cách mạng
– Là một thế giới hoàn toàn mới, tràn đầy sức sống của hoa cỏ, chim chóc
– Nhờ có ánh sáng của lý tưởng như mặt trời mà tâm hồn hoa lá trở nên “đậm hương” và “rộn tiếng chim”.
– Tố Hữu vui sướng đón nhận cách mạng như hoa lá đón nhận ánh mặt trời
=> Lí tưởng cách mạng làm con người tràn đầy sức sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị khổ thơ và nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu.
II. Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
a. Hai câu đầu: Niềm hân hoan, vui sướng và biết ơn của nhà thơ
-“Từ ấy”: là từ phiếm chỉ- thời gian mà Tố Hữu gặp được lý tưởng Cách mạng.
– Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”: nguồn sáng ấm áp, mạnh mẽ, rực rỡ của mùa hè
– Các động từ “bừng”, “chói”: động từ mạnh, chỉ sự đột ngột, sự tác động mạnh mẽ.
-“mặt trời chân lý”: liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa, đại diện cho lý tưởng Cách mạng, cho những điều đúng đắn.
– Hình ảnh “mặt trời chân lý chói qua tim”: nhấn mạnh sự chiếu rọi của ánh sáng cộng sản đến nhận thức và tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
=> Hai câu đầu là niềm vui, xúc động của tác giả khi lần đầu bắt gặp lý tưởng cách mạng.
b. Hai câu sau: Những biến đổi trong tâm hồn nhà thơ sau khi bắt gặp lý tưởng cách mạng:
– Lối thơ vắt dòng như kể chuyện.
– So sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim”: biến cái trừu tượng, vô hình thành hữu hình, thể hiện sự đổi với trong tâm hồn, nguồn sống mới.
– Khu vườn “tâm hồn”: ngập tràn hương thơm, tiếng chim: vui tươi, rộn rã.
– Tố Hữu đến với cách mạng bằng cả tâm hồn, lý trí và trái tim yêu.
3. Kết bài:
Khái quát chung: Khổ đầu là niềm vui, say mê, những thay đổi trong tâm hồn của tác giả khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.
III. Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Từ ấy.
– Dẫn dắt vào khổ đầu bài thơ.
2. Thân bài
a. Hai câu đầu
– “Từ ấy” đánh dấu thời điểm diễn ra những chuyển biến vô cùng mạnh mẽ trong thế giới nội tâm của người chiến sĩ trẻ, là một dấu son quan trọng trong cuộc đời nhà thơ.
– “bừng nắng hạ”: nguồn sáng mạnh mẽ làm bừng sáng thế giới tâm hồn của nhà thơ.
– “mặt trời chân lý” khẳng định chân lý cách mạng, lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Đảng cộng sản chính là mặt trời soi rọi con đường đi của người chiến sĩ.
– Nghệ thuật:
+ Các từ cùng trường nghĩa: “mặt trời, ”bừng”, ”, “chói”,…
+ Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời chân lý”.
b. Hai câu sau
– Thế giới tâm hồn nhà thơ lúc này đây cũng đang rạo rực, mê say, tràn trề nhựa sống như khu vườn trong nắng hạ “vườn hoa lá”.
– “đậm hương”, “rộn tiếng chim”: Tâm hồn phong phú, đầy màu sắc, trong tâm hồn ấy có nắng vàng ngày hạ, có hoa lá xanh tươi, có tiếng chim hót rộn ràng, có hương thơm tươi mát của ngàn cây lá.
=> Đó chính là niềm vui, là lẽ yêu đời của một tâm hồn trẻ vốn đang buồn rầu, đang băn khoăn đi tìm lẽ sống.
– Nghệ thuật:
+ Biện pháp so sánh độc đáo: hồn tôi- vườn hoa lá
+ Các tính từ mạnh: “đậm”, “rộn”.
+ Nhịp thơ sôi nổi, tươi vui.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị khổ thơ.
IV. Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Hai câu thơ đầu:
* “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”:
– “từ ấy” là ngày Tố Hữu chính thức bước chân vào hàng ngũ của Đảng, được lý tưởng cách mạng soi đường, mở ra một cuộc đời mới, một con đường mới dẫu vẻ vang nhưng cũng lắm gian lao.
– Hình ảnh “nắng hạ” để ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng, cho Đảng, mạnh mẽ để soi tỏ đến từng ngóc ngách tâm hồn.
– Từ “bừng” diễn tả sự sung sướng và hạnh phúc tột độ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
* “Mặt trời chân lý chói qua tim”:
– Hình ảnh “mặt trời chân lý” chính là hình ảnh ẩn dụ thực đẹp và xuất sắc cho lý tưởng Đảng, lý tưởng cách mạng, thể hiện sự lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, chỉ ra rằng Đảng, cách mạng và chủ nghĩa Mác Lênin chính là mặt trời của sự sống, soi sáng tỏ con đường cho những người chiến sĩ.
– “chói” là một động từ mạnh, có ý nghĩa lớn, thể hiện sức mạnh xuyên thấu, thức tỉnh người chiến sĩ không chỉ ở trí tuệ, thể xác, tâm hồn mà còn thức tỉnh hoàn toàn cả trái tim người lính một cách mạnh mẽ.
b. Hai câu thơ tiếp:
– “Hồn tôi là một vườn hoa lá” đã diễn tả thực đầy đủ cái sức sống tràn trề, son trẻ đang sinh sôi, nảy nở trong tâm hồn người nghệ sĩ.
– “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”: Không chỉ dừng lại ở cảm giác sinh sôi, nảy nở hoa lá, mà nó còn là sự sinh sôi phát triển mạnh mẽ đến cực hạn.
+“rất đậm hương” diễn tả sự bừng nở rực rỡ, tràn trề sự sống nhất trong tâm hồn.
+ “rộn tiếng chim” chính là tiếng reo vui rộn rã nhất thoát ra từ trái tim người chiến sĩ, là cách thức hoàn hảo nhất để diễn tả cái sự sung sướng đang chộn rộn khắp huyết quản, lan tỏa khắp từng tế bào trên thân thể.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
V. Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, mẫu 5 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Tố Hữu (1920-2002) được xem là cánh chim đầu đàn, người đã phát triển và đưa nền văn học cách mạng của nước ta lên đến đỉnh cao của sự phát triển, với phong cách thơ kết hợp nhuần nhuyễn khuynh hướng trữ tình chính trị và chất liệu văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
– Một trong những tác phẩm tiêu biểu trong các sáng tác thời kỳ đầu của Tố Hữu là bài thơ Từ ấy, nguồn cảm hứng nổi bật chính là niềm hân hoan, vui sướng được bước chân vào hàng ngũ của Đảng của một chàng trai 18 tuổi, với lòng yêu nước, yêu cách mạng tha thiết.
2. Thân bài
* Hai câu thơ đầu: Viết theo lối tự sự, đơn giản như kể lại một kỉ niệm khó quên và sâu sắc nhất trong cuộc đời của tác giả.
– Mốc thời gian “từ ấy”: Là mốc son đầu tiên và chói lọi mở ra một bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.
– Hình ảnh “bừng nắng hạ” mang đến cảm giác tràn trề sinh lực, mãnh liệt điều ấy có thể đem so với cảm giác hạnh phúc mãnh liệt, niềm sung sướng và say mê đến tột cùng đang trào dâng trong trái tim máu nóng, tuôn trào trong huyết quản của người thanh niên trẻ tuổi trước sự kiện được kết nạp vào Đảng khi mới 18 tuổi tròn.
– “Mặt trời chân lý” là một hình ảnh mới lạ thể hiện sự sáng tạo của hồn thơ Tố Hữu, nó tỏa ra những ánh sáng rỡ chói lọi của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác Lê-Nin và thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn là chân lý đúng đắn, sánh ngang cùng với mặt trời, là thứ ánh sáng đẹp đẽ đang chan chứa, xuyên thấu tận trong tâm hồn của nhà thơ.
=> Động từ mạnh như “bừng” thể hiện nguồn sáng mạnh và đột ngột, “chói” thể hiện sức lan tỏa xuyên thấu mãnh liệt không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim, xua tan đi màn sương mờ mịt của ý thức hệ tiểu tư sản mang đến một tư tưởng mới, một nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc.
* Hai câu thơ sau: Chuyển sang bút pháp trữ tình diễn tả cụ thể, trực tiếp niềm hạnh phúc vô bờ đang chan chứa trong tâm hồn của mình.
– Tâm hồn của tác giả khi bắt gặp ánh sáng cách mạng, lý tưởng Đảng cũng trở nên bừng sáng, tươi vui và tràn ngập sức sống, tựa như vườn hoa được tiếp thêm sinh lực, trở nên có ý nghĩa và tươi đẹp hơn gấp bội lần.
– Lối thơ vắt dòng bắt nguồn từ thơ ca Pháp, thể hiện cảm xúc tràn trề chan chứa, dường như không thể gói gọn trong một câu thơ riêng lẻ mà buộc phải truyền tải sang câu thơ tiếp.
3. Kết bài
– Tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ ấy.
VI. Bài văn mẫu phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy (Chuẩn)
Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ra đời năm 1938 là một cột mốc đánh dấu sự khởi đầu cho cả hai con đường lớn trong sự nghiệp của ông đó chính là con đường cách mạng và con đường thi ca. Bài thơ đã thể hiện niềm hân hoan vui sướng của một thanh niên yêu nước khi được giác ngộ cách mạng, được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản. Niềm vui sướng ấy được thể hiện rất sinh động, giàu hình ảnh và các cung bậc cảm xúc trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ.
“Từ ấy” là mốc thời gian đặc biệt, năm 1938 Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ hai từ đơn giản nhưng lại chứa đựng một kỉ niệm không bao giờ quên, một mốc son chói lọi trong cuộc đời của Tố Hữu. Thời điểm đó nhà thơ mới 18 tuổi, tuổi trẻ “sục sôi” với các hoạt động đoàn thể, được giác ngộ lý tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” là sự liên tưởng độc đáo, trong cảm nhận của người chiến sĩ trẻ, lí tưởng cộng sản như một thứ ánh sáng soi chiếu, bừng tỉnh tâm hồn…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy tại đây.
—————-HẾT—————–
Bên cạnh Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, các em cũng có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 11 khác để hiểu hơn về tác phẩm này như: Phân tích bài thơ Từ ấy; Vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ đầu bài thơ Từ ấy; Bình giảng bài thơ Từ ấy; Cảm nhận bài thơ Từ ấy;…
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-phan-tich-kho-tho-dau-trong-bai-tho-tu-ay/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học