Phân tích tác phẩmPhân tích tác phẩm văn học lớp 12

Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Tmdl.edu.vn  xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12 tài liệu: Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, tài liệu tổng hợp cách lập dàn ý và phân tích nội dung tác phẩm sẽ giúp các em học sinh học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn. Mời các bạn và thầy cô tham khảo!

Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Đề bài: Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Bạn đang xem bài: Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Dàn ý mẫu phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Cô-phi An-nan và tác phẩm “Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS”

2. Thân bài

– Cơ sở pháp lí của bản thông điệp:
+ Nêu ra cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại HIV/AIDS vào năm 2001
+ Nêu “Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS” của các quốc gia đó

– Thực trạng và nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS
+ Thực trạng phòng chống AIDS: Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại.
+ Nhiệm vụ đặt ra đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội

– Lời kêu gọi phòng chống AIDS:
+ Lên tiếng về AIDS
+ Phá bỏ bức tường im lặng, kì thị và phân biệt đối xử

3. Kết bài
Khẳng định giá trị ý nghĩa của thông điệp

Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS là thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc Cô-phi- An-nan gửi nhân dân thế giới nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003.

Bản thông điệp khẳng định rằng dù đã có nhiều cố gắng, xong chúng ta hành động còn quá ít so với yêu cầu của thực tế. Vì vậy mà đại dịch HIV/AIDS hoành hành, có rất ít dấu hiệu suy giảm; chúng ta đã không hoàn thành được một mục tiêu và sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.

Bản thông điệp kêu gọi: “Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế”; phải tích cực hơn nữa trong việc đẩy lùi đại dịch, đối mặt với sự thật, không vội vàng phán xét đồng loại; “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS, sát cánh cùng nhau để chống lại đại dịch này.

Để khẳng định “hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế”, đầu tiên, tác giả nhấn mạnh hai điều đã làm tốt là có cam kết, nguồn lực được tăng lên. Cụ thể về nguồn lực: ngân sách cho phòng chống HIV tăng, đã có Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS. Về cam kết: các quốc gia, các công ty, các tổ chức từ thiện đều có chiến lược, chính sách và hoạt động phối hợp.

Như vậy, trong ba điều thì đã có hai điều làm tốt. Nhưng vì hành động vẫn quá ít cho nên mới dẫn đến kết quả rất đáng lo ngại:

Nạn dịch vẫn hoành hành, có rất ít dấu hiệu suy giảm.

Mỗi phút có khoảng 10 người nhiễm HIV.

Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng.

Tốc độ lây lan báo động ở phụ nữ.

Bệnh lây lan sang những vùng trước đây an toàn, đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á.

Điều đó dẫn đến không hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2005 (Giảm ¼ số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; giảm ½ tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm và triển khai chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp nơi). Và đặc biệt, sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.

Tác giả đưa ra những điều đã làm tốt để vừa động viên, vừa nhấn mạnh rằng chỉ vì hành động quá ít so với yêu cầu cho nên kết quả là yếu kém. Các dẫn chứng về sự yếu kém rất cụ thể, chi tiết nên tính thuyết phục cao.

Tổng thư kí Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia và tổ chức “phải đưa vấn đề AIDS lên vị tró hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế”; phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong hành động. Với mọi người, ông kêu gọi:

Công khai lên tiếng về AIDS, đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu như dẫn chững đã nêu:

Không vội vàng phán xét đồng loại của mình.

Không kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh.

Không ảo tưởng về sự bảo vệ bằng cách dựng lên hàng rào ngăn cách với người bị nhiễm HIV.

Sát cánh với ông trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Tác giả nêu lên những cố gắng của mọi người để động viên, sau đó dẫn chứng về dịch hoành hành để khẳng định rằng: hành động của chúng ta vẫn quá ít so với việc yêu cầu thực tế; đồng thời nêu lên nguy cơ không đạt được bất cứu mục tiêu nào vào năm 2005. Từ đó kêu gọi phải nỗ lực đoàn kết, thống nhất hành động nhiều hơn.

Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể bằng các số liệu thống kê, tác giả thuyết phục người đọc, người nghe bằng sự chân thành, nhiệt tình và nghệ thuật lập luận (nhấn mạnh ưu điểm, nói thằng khuyết điểm, nói rõ các việc cần làm và có thể làm được).

Bản thông điệp khẳng định việc phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, và những cố gắng của chúng ta còn quá ít. Tác giả tha thiết kêu gọi hãy coi việc chống đại dịch này là cuộc chiến, mọi người phải đối mặt với sự thật, không vội vàng phán xét đồng loại và chung tay “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”.

 

Kết luận : 

Ngoài dàn ý và bài mẫu Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS mà Tmdl.edu.vn đã cung cấp cho các em đầy đủ , chi tiết ở trên, ngoài ra các em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 12 khác có trong thư viện của Tmdl.edu.vn để củng cố thêm kiến thức cho mình . Mời các bạn cùng đón đọc !

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button