Đề bài: Dàn ý tả đồ dùng học tập chi tiết nhất
Bạn đang xem bài: Dàn ý tả đồ dùng học tập của em chi tiết nhất
Dàn ý miêu tả đồ dùng học tập hay, chi tiết và đầy đủ nhất
I. Dàn ý tả đồ dùng học tập của em chi tiết nhất
1. Mở bài
– Giới thiệu về chiếc bàn học
2. Thân bài
– Tả hình dáng chung của cái bàn
+ Có hình chữ nhật, chiều dài tầm một mét, chiều rộng tầm bảy mươi cen ti mét
+ Chất liệu làm bàn: Từ gỗ ép
+ Có màu xanh nước biển
– Tả từng bộ phận:
+ Mặt bàn phẳng phiu, nhẵn nhụi, được dán hình trang trí đẹp mắt
+ Phía dưới là ba tấm gỗ ghép lại để tạo lên chiều cao cho chiếc bàn
+ Chiếc bàn được nối liền với giá sách phía trên.
+ Với giá sách, em để sách vở, dụng cụ học tập và chú gấu Misa (Một ngăn để sách vở, một ngăn để truyện bố mẹ mua cho, một ngăn để dụng cụ học tập).
+ Cuối cùng, phía dưới chân có thanh chắn để em để chân khi học bài cho đỡ mỏi.
3. Kết bài
– Em rất yêu quý chiếc bàn
– Em hứa sẽ luôn giữ gìn nó thật sạch đẹp.
II. Bài văn mẫu tả đồ dùng học tập của em chi tiết nhất
Vào đầu năm học mới năm nay, bố mẹ em quyết định sắp xếp lại góc học tập cho em. Góc học tập của em được xếp ở cạnh khung cửa sổ, hướng mặt ra khu vườn xanh mát của ông nội. Đồng thời, bố em cũng quyết định thưởng cho em một chiếc bàn mới toanh, cực kì xinh xắn nữa.
Chiếc bàn học mới của em có hình chữ nhật, bố em bảo, bàn được ép từ những phần gỗ vụn thừa nhưng vô cùng chắc chắn. Nó có chiều dài tầm một mét, vừa đủ để cho em có thể ngồi học một cách thoải mái. Chiều rộng của chiếc bàn là bảy mươi xen ti mét. Mặt bàn phẳng phiu, nhẵn bóng và có màu xanh nước biển rất đẹp mắt. Các bác thợ làm bàn đã khéo léo dán lên mặt bàn những hình dán trang trí những chú Doraemon vô cùng xinh xắn với vô số những cử chỉ thật đáng yêu…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài Tả đồ dùng học tập của em chi tiết nhất tại đây.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-ta-do-dung-hoc-tap-cua-em-chi-tiet-nhat/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục