Dàn ý vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy
Bạn đang xem bài: Dàn ý vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy
I. Dàn ý vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ “Từ ấy” và trích dẫn khổ thơ đầu
2. Thân bài
– Hai câu thơ đầu:
+ Đánh dấu mốc thời gian đáng nhớ được bước vào hàng ngũ của Đảng “Từ ấy”
+ Ca ngợi Đảng và lí tưởng của Đảng “Mặt trời chân lí”
+ Tình cảm và sự trân trọng, biết ơn của nhà thơ đối với Đảng “chói qua tim”
– Hai câu thơ sau:
+ Tâm trạng vui sướng, hân hoan và tự hào khi được tiếp nhận lí tưởng của Đảng
+ Tâm hồn nhà thơ bừng dậy sức sống mới
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa lí tưởng cách mạng với cuộc đời của nhà thơ.
II. Bài văn mẫu vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy (Chuẩn)
Nhà thơ Tố Hữu – một lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với những vần thơ mang đậm tính trữ tình, chính trị và hơn thế đó là tính dân tộc. Bài thơ “Từ ấy” được trích từ một tập thơ cùng tên in trong phần “Máu lửa”, bài thơ được viết khi Tố Hữu còn là một cậu thanh niên mười tám đôi mươi vinh dự được đứng trong hàng ngũ dưới lá cờ của Đảng. Bài thơ không chỉ thể hiện nhận thức về lẽ sống và những chuyển biến trong tư tưởng tình cảm của Tố Hữu mà trước hết ta thấy được đó là niềm vui sướng, hạnh phúc khi được đón nhận lí tưởng của Đảng trong khổ thơ đầu bài thơ:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá,
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Chàng trai trẻ Tố Hữu đã không thể giấu được niềm vui sướng khôn cùng khi vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy tại đây.
—————————HẾT——————————
Sau khi đón đọc Dàn ý Vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ đầu trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, các em có thể đón đọc thêm Những bài văn hay lớp 12 khác như: So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí; Bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc, Tố Hữu; Phân tích hình cảnh con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà; Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dan-y-ve-dep-cua-giay-phut-bung-sang-li-tuong-cach-mang-trong-kho-tho-dau-bai-tho-tu-ay/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục