Giáo dục

Đáp án câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 lần thứ hai

Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 lần thứ hai

Ban Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 – Bộ Tư pháp đã công bố đáp án Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 lần thứ hai. Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin trích đăng đáp án cuộc thi lần thứ hai.

I. CÂU HỎI TRỰC TIẾP

Bạn đang xem bài: Đáp án câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 lần thứ hai

1. Theo Công ước về Luật biển năm 1982, vùng biển nào tiếp liền với nội thủy, nằm phía ngoài đường cơ sở và có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước?

A. Nội thủy

B. Lãnh hải

C. Vùng Tiếp giáp Lãnh hải

D. Thềm lục địa.

Đáp án: B (Điều 3 Công ước về Luật biển năm 1982)

2. Theo Công ước về Luật biển năm 1982, vùng nào nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, không được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải?

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải

B. Vùng biển quốc tế

C. Vùng đặc quyền kinh tế

D. Thềm lục địa

Đáp án: C (Điều 55 và Điều 57 Công ước Luật biển năm 1982)

3. Theo Công ước Luật biển năm 1982, vùng biển nào thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển?

A. Vùng biển quốc tế

B. Vùng đặc quyền kinh tế rộng 188 hải lý kể từ đường cơ sở

C. Thềm lục địa kéo dài 350 hải lý kể từ đường cơ sở

D. Nội thủy và Lãnh hải

Đáp án D (Điều 2 Công ước Luật biển năm 1982)

4. Theo Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển không được định ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về vấn đề nào dưới đây?

A. An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển

B. Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn

C. Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển

D. Cách thiết kế, việc đóng hoặc đối với trang bị của tàu thuyền nước ngoài, nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến các quy tắc hay quy phạm quốc tế được chấp nhận chung

Đáp án D (Khoản 1, 2 Điều 21 Công ước Luật biển năm 1982)

5. Theo Công ước về Luật biển năm 1982, chủ thể nào thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình?

A. Quốc gia ven biển

B. Quốc gia quần đảo

C. Quốc gia không có biển

D. Quốc gia là thành viên Công ước Luật biển năm 1982

Đáp án: A (Điều 77 Công ước Luật biển năm 1982)

6. Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền gì?

A. Tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu và đo đạc thủy văn

B. Quyền phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền

C. Quyền đi qua không gây hại; đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền này phải thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

D. Tổ chức diễn tập quân sự

Đáp án C (Khoản 2 Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012)

7. Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, chủ thể nào có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam?

A. Quốc gia lắp đặt đảo nhân tạo, công trình thiết bị

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.

D. Quốc gia mà trên đảo, thiết bị, công trình mang cờ

Đáp án B (khoản Điều 34 Luật biển Việt Nam năm 2012)

8. Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nhà nước không ưu tiên tập trung phát triển ngành kinh tế biển nào?

A. Xuất khẩu, nhập khẩu hải sản

B. Du lịch biển và kinh tế đảo

C. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản

D. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển

Đáp án: A (Khoản 3, 4 và 6 Điều 43 Luật Biển Việt Nam năm 2012)

II. TÌNH HUỐNG

9. Lực lượng cảnh sát biển của quốc gia A khi tuần tra trong lãnh hải của mình đã phát hiện tàu thương mại treo cờ của quốc gia B có hành vi buôn bán ma túy. Theo Công ước Luật biển năm 1982, thẩm quyền tài phán đối với hành vi buôn bán ma túy của tàu thương mại treo cờ của quốc gia B thuộc về quốc gia nào?

A. Quốc gia A (là quốc gia ven biển)

B. Quốc gia B (là quốc gia mà tàu mang cờ)

C. Cả quốc gia A và B

D. Không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.Đáp án: A (Điều 27 Công ước Luật biển năm 1982).

Đáp án: A (Điều 27 Công ước Luật biển năm 1982).

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button