Giáo dục

Đề cương ôn tập Sinh học 12

Xin giới thiệu đến các bạn Đề cương ôn tập Sinh học 12 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. Đề cương ôn tập Sinh học 12 là tài liệu tham khảo hay, giúp các bạn học sinh lớp 12 tổng hợp kiến thức môn Sinh nhằm ôn thi học kì 1 và học kì 2 lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia.

Nội dung trong đề cương ôn tập Sinh học 12 được chia ra thành các phần, mỗi phần lại gồm các chương theo đúng chương trình học trong sách giáo khoa môn Sinh học lớp 12. Bài tập trong đề cương ôn tập Sinh học 12 được xây dựng dưới dạng bài tập trắc nghiệm, có đáp án kèm theo rất thuận lợi cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Bạn đang xem bài: Đề cương ôn tập Sinh học 12

273 bài tập trắc nghiệm Sinh học 12

Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 10

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Sinh học chuyên đề tiến hóa

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC – LỚP 12

PHẦN I: DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1: Phân tử AND tự sao dựa trên nguyên tắc bổ sung là:

a. A – U, G – X b. A – T, G – X c. A – G, T – X d. T – U, G – X

Câu 2: Một phân tử ADN tự sao liên tiếp 3 lần, số phân tử con tạo thành là:

a. 2 b. 4 c. 6 d. 8

Câu 3: Một gen có chiều dài 5100 A0, sau một lần tự sao số nuclêôtit cần cung cấp:

a. 2400 b. 3000 c. 3200 d. 3600

Câu 4: Phân tử ADN con mới tạo thành, có:

a. Hai mạch đơn được hình thành liên tục. b. Một mạch liên tục, một mạch gián đoạn.

c. Hai mạch đơn hình thành gián đoạn. d. Hai mạch đơn mới hoàn toàn.

Câu 5: Enzim nối trong tự sao ADN có tên là:

a. ADN – pôlimeraza b. ADN – ligaza

c. ADN – pôlimeraza alpha. d. ADN – pôlimeraza beta.

Câu 6: Gen là một đoạn của:

a. Phân tử ADN. b. Phân tử ARN. c. Phân tử prôtêin. d. Nhiễm sắc thể.

Câu 7: Đặc điểm gen ở sinh vật nhân sơ là:

a. Có vùng mã hoá liên tục. b. Có vùng mã hoá không liên tục.

c. Xen kẽ các đoạn mã hoá. d. Không xen kẽ các đoạn mã hoá.

Câu 8: Bản chất của mã di truyền là:

a. Mang thông tin di truyền.

b. Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

c. Ba nuclêôtit đứng kế tiếp nhau trong gen mã hoá một axit amin trong prôtêin.

d. Các mã di truyền không được gối lên nhau.

Câu 9: Bộ ba mã mở đấu trên mARN là:

a. AUG. b . UAA. c. UAG. d. UGA.

Câu 10: Mã di truyền có tất cả là:

a. 16 bộ ba. b. 34 bộ ba. c. 56 bộ ba. d. 64 bộ ba.

Câu 11: Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hoá:

a. Một bộ ba mã hoá nhiều axit amin. b. Một axit amin được mã hoá bởi nhiều bộ ba.

c. Một bộ ba mã hoá một axit amin. d. Các bộ ba không mã hoá axit amin.

Câu 12: Chức năng của tARN là:

a. Khuôn mẫu để tổng hợp prôtêin. b. Vận chuyển axit amin.

c. Cấu tạo ribôxôm. d. Chứa đựng thông tin di truyền.

Câu 13: Trong phiên mã, nguyên tắc bổ sung là:

a. A – T, G – X. b. A – X, G – T. c. A – U, G – X. d. T – U, G – X.

Câu 14: Một gen sau ba lần phiên mã thì số phân tử ARN tạo thành là:

a. 3 b. 6 c . 8 d. 9

Câu 15: Đoạn gen phiên mã có chiều là:

a. 5’ – 3’. b. 5’ – 5’. c. 3’ – 5’. d. 3’ – 3’.

Câu 16: Chứa đựng thông tin di truyền ở cấp phân tử là:

a. mARN. b. tARN. c. rARN. d. Gen cấu trúc.

Câu 17: Thông tin di truyền chứa đựng trong mARN được gọi là:

a. Bản mã gốc. b. Bản mã sao. c. Bản dịch mã. d. Tính trạng cơ thể.

Câu 18: Bào quan trực tiếp tham gia vào dịch mã là:

a. Ribôxôm. b. mARN. c. Gen. d. Axit amin.

Câu 19: Đặc điểm không phải của axit amin mêtiômin là:

a. Mở đầu cho sự tổng hợp chuỗi pôlipepti.

b. Sau khi tổng hợp xong cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.

c. Kích thích sự đi vào đúng vị trí của các axit amin trong dịch mã.

d. Kết thúc cho qúa trình dịch mã.

Câu 20: Phân tử tARN một lần vận chuyển được:

a. Một axit amin. b. Hai axit amin. c. Ba axit amin. d. Nhiều axit amin.

Câu 21: Thành phần không trực tiếp tham gia vào dịch mã:

a. Các Enzim. b. Các axit amin. c. Gen cấu trúc. d. mARN.

Câu 22: Bản chất của cơ chế dịch mã là:

a. Bộ ba mã gốc bổ sung với bộ ba mã sao. b. Bộ ba đối mã bổ sung với bộ ba mã sao.

c. Bộ ba mã đối bổ sung với bộ ba mã sao. d. Bộ ba mã sao bổ sung với bộ ba mã sao.

Câu 23: Một gen cấu trúc tự sao hai lần liên tiếp, mỗi gen con phiên mã một lần, mỗi phân tử mARN cho 4 ribôxôm dịch mã một lần, số chuỗi pôlipeptit tạo thành là:

a. 4 b. 6 c. 8 d. 16

Câu 24: Sinh vật nhân sơ, sự điuề hoà hoạt động gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn:

a. Trước phiên mã. b. Phiên mã. c. Sau phiên mã. d. Dịch mã.

Câu 25: Trình tự các gen trong sơ đồ cấu trúc của các ôperôn là:

a. Gen điều hoà – gen chỉ huy – gen cấu trúc.

b. Gen chỉ huy – gen điều hoà – gen cấu trúc.

c. Gen cấu trúc– gen chỉ huy – gen điều hoà.

d. Gen cấu trúc– gen điều hoà – gen chỉ huy.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/de-cuong-on-tap-sinh-hoc-12/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button