Giáo dục

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Địa lí 10 năm 2021 – 2022 bao gồm giới hạn ôn tập kèm theo đề thi minh họa. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì sắp tới.

Đồng thời, cũng là tư liệu cho các thầy cô hướng dẫn ôn tập môn Địa lý giữa học kì 2 cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương giữa kì 2 môn Địa lý 10, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Bạn đang xem bài: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2021 – 2022

1. Giới hạn nội dung ôn tập giữa học kì 2 lớp 10 môn Địa

A. Phần trắc nghiệm

*Lý thuyết

1. Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

– Vai trò và đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp.

– Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

+ Vị trí địa lí.

+ Tự nhiên ( khoáng sản, khí hậu – nguồn nước, đất, rừng, biển).

+ Kinh tế – xã hội ( dân cư – lao động, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, thị trường, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, đường lối chính sách).

2. Địa lí các ngành công nghiệp

– Vai trò, đặc điểm, sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới:

+ Công nghiệp năng lượng.

+ Công nghiệp cơ khí.

+ Công nghiệp điện tử – tin học.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Công nghiệp thực phẩm.

– Giải thích sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới.

3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

– Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Điểm công nghiệp.

+ Khu công nghiệp.

+ Trung tâm công nghiệp.

+ Vùng công nghiệp.

– Liên hệ với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.

II. Phần thực hành

– Sử dụng bản đồ, biểu đồ để trình bày và giải thích được tình hình phát triển, phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới.

– Xác định dạng biểu đồ thích hợp; nhận xét, phân tích số liệu thống kê.

*Phần tự luận

– Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ; phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trên thế giới.

– So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

– Tại sao ở các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung.

– Lấy ví dụ về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam và địa phương.

2. Đề thi minh họa giữa kì 2 Địa lí 10

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm)

Câu 1: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành

A. dịch vụ công.

B. dịch vụ kinh doanh.

C. dịch vụ tiêu dùng.

D. dịch vụ cá nhân.

Câu 2: Sự khác nhau về đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới.

A. Dầu mỏ tập trung ở các nước phát triển, công nghiệp điện chủ yếu ở các nước đang phát triển.

B. Dầu mỏ tập trung nhiều ở Tây Nam Á, điện lực chủ yếu ở Tây Âu.

C. Dầu mỏ tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, điện lực chủ yếu ở các nước phát triển.

D. Dầu mỏ và điện lực đều tập trung ở Bắc Bán Cầu.

Câu 3: Ngành công nghiệp nào là cơ sở chủ yếu để phát triển công nghiệp hiện đại.

A. công nghiệp hóa chất

B. công nghiệp cơ khí.

C. công nghiệp luyện kim

D. công nghiệp điện lực.

Câu 4: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện:

A. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

C. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế

D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Câu 5: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là

A. quy mô, cơ cấu dân số.

B. mức sống và thu nhập thực tế.

C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Câu 6: Điểm giống nhau cơ bản giữa trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp:

A. có quy mô lớn về diện tích

B. đều không có dân cư sinh sống.

C. cùng có ranh giới rõ ràng

D. có một số ngành nòng cốt tạo ra hướng chuyên môn hóa

Câu 7: Để phát triển kinh tế – xã hội miền núi xa xôi, cơ sở hạ tầng đầu tiên cần phải chú ý là:

A. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải

B. Xây dựng mạng lưới y tế, giáo dục

C. Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm.

D. Mở rộng diện tích trồng rừng

Câu 8: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là:

A. Sản phẩm từ thủy sản.

B. Sản phẩm từ trồng trọt

C. Sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi

D. Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản

Câu 9: Đa dạng về sản phẩm, quy trình sản xuất đơn giản, chịu ảnh hưởng lớn về lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp

A. sản xuất hàng tiêu tiêu dùng.

B. điện tử – tin học

C. khai thác dầu khí

D. khai thác than

Câu 10: Ý nào không đúng với vai trò của công nghiệp khai thác than.

A. Nhiên liệu quan trọng cho nhà máy luyện kim.

B. Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học và dược phẩm.

C. Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện

D. Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia.

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sản xuất công nghiệp:

A. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn

B. Nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mĩ và có sự phối hợp chặt chẽ.

C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

D. Có tính chất tập trung cao độ

Câu 12: Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới?

A. Bắc Mĩ

B. Đông Nam Á

C. Trung Đông

D. Mĩ Latinh

Câu 13: Điểm nào dưới đây không đúng với vùng công nghiệp

A. có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi phát triển một ngành nhất định

B. các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ với nhau

C. quy mô lãnh thổ rộng lớn

D. có vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa

Câu 14: Tại sao các nhà máy điện chạy bằng than ở nước ta lại không được xây dựng ở miền Nam?

A. Xa nguồn nguyên liệu (các mỏ than).

B. Xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

C. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

D. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ.

Câu 15: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm:

A. Khai thác than, dầu khí

B. Khai thác than, dầu khí và điện lực

C. Khai thác dầu khí và điện lực

D. Khai thác than và điện lực

Câu 16: Ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất là:

A. Công nghiệp điện lực

B. Công nghiệp khai thác dầu

C. công nghiệp luyện kim màu.

D. công nghiệp khai thác than.

Câu 17: Quy trình sản xuất công nghiệp thường chia thành:

A. 4 giai đoạn

B. 3 giai đoạn

C. 5 giai đoạn

D. 2 giai đoạn

Câu 18: Nhân tố ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là:

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Mức sống và thu nhập thực tế.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức lãnh thổ điểm công nghiệp:

A. Đồng nhất với một điểm dân cư

B. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng sản xuất hợp tác cao.

C. Không có mối quan hệ với các xí nghiệp.

D. Xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu.

Câu 20: Trữ lượng than tập trung chủ yếu ở:

A. Bán cầu Nam

B. Bán cầu Bắc

C. Vòng cực Nam.

D. Vòng cực Bắc

Câu 21: Nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch là A. tài nguyên du lịch.

B. cơ sở hạ tầng du lịch.

C. mức thu nhập của dân cư.

D. nhu cầu của xã hội về du lịch.

Câu 22: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, thì sản xuất công nghiệp được chia thành 2 ngành chính:

A. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nặng.

C. Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

D. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

Câu 23: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu hao nhiều nguyên vật liệu nhưng đòi hỏi nguồn lao động trẻ và có trình độ kĩ thuật cao là đặc điểm của ngành công nghiệp

A. điện tử – tin học

B. cơ khí

C. hóa chất

D. thực phẩm

Câu 24: Trong các nhân tố tự nhiên sau, nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển công nghiệp?

A. Sinh vật.

B. Nước – khí hậu.

C. Khoáng sản.

D. Đất.

Câu 25: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với?

A. Các trung tâm công nghiệp.

B. Các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Các vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 26: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi và an toàn.

B. sự chuyên chở người và hàng hóa.

C. số lượng phương tiện.

D. mối quan hệ kinh tế – xã hội giữa các nước.

Câu 27: Các ngành kinh tế nào sau đây thuộc nhóm ngành dịch vụ:

A. Vận tải và thông tin liên lạc, Giải trí, khách sạn nhà hàng.

B. Sản xuất điện, Giải trí, chế biến thức ăn gia súc.

C. Sản xuất phần mềm, nuôi trồng thủy sản, khách sạn nhà hàng.

D. Thủy sản,Vận tải và thông tin liên lạc, hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 28: “Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao”. Đó là đặc điểm của

A. điểm công nghiệp

B. khu công nghiệp tập trung

C. trung tâm công nghiệp

D. vùng công nghiệp

II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? (1,0 điểm)

Câu 2. Cho bảng số liệu Sản lượng dầu mỏ, điện toàn thế giới giai đoạn 1970 – 2008

Năm 1970 1980 1990 2008
Dầu mỏ (triệu tấn) 2336 3066 3331 3929
Điện (Tỉ KWh) 4962 8247 11832 18953

1. Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của dầu mỏ, điện toàn thế giới, giai đoạn 1970 – 2008. (1,5điểm)

(Lấy năm 1970 = 100%, xử lí số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng (%), lập bảng số liệu).

2, Qua biểu đồ, rút ra nhận xét. (0,5 điểm)

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/de-cuong-on-thi-giua-hoc-ki-2-mon-dia-li-10-nam-2021-2022/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button