Giáo dục

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2021 – 2021 mang tới những câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập cuối học kì 2 cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức quan trọng của môn Khoa học tự nhiên 6 sách mới để chuẩn bị thật tốt cho bài thi, bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sắp tới. Chi tiết mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá:

Bạn đang xem bài: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)

1. Chủ đề nấm

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A. Nhân thực 
B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào
D. Có sắc tố quang hợp

Câu 2: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc 
B. Nấm mốc
C. Nấm đơn bào
D. Nấm ăn được

Câu 3: Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?

A. Nấm rơm 
B. Nấm men
C. Nấm bụng dê
D. Nấm mộc nhĩ

Câu 4: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm đảm?

A. Nấm hương 
B. Nấm độc đỏ
C. Nấm cốc
D. Nấm sò

Câu 5: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm túi?

A. Nấm mộc nhĩ
B. Đông trùng hạ thảo
 C. Nấm bụng dê
D. Nấm mốc

Câu 6: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương 
B. Nấm men
C. Nấm cốc
D. Nấm mốc

Câu 7: Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thực phẩm
(2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
(3) Gây hư hỏng thực phẩm
(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ
(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn
(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác

Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?

A. (1), (3), (5)
B. (2), (4), (6)
C. (1), (2), (5)
D. (3), (4), (6)

Câu 8: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc 
D. Nấm sò

Câu 9: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách 
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
D. Ô nhiễm môi trường

Câu 10: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

2. Chủ đề thực vật

Câu 1: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường
B. Dương xỉ
 C. Tảo lục
D. Rong đuôi chó

Câu 2: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử
B. Nón
C. Hoa
D. Rễ

Câu 3: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?

A. Bèo tấm 
B. Nong tằm
C. Rau bợ
D. Rau sam

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?

A. Sinh sản bằng bào tử 
B. Hạt nằm trong quả
C. Có hoa và quả
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện

Câu 5: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo 
B. Nơi ẩm ướt
C. Nơi thoáng đãng
D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 6: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn 
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá
D. Mặt dưới của lá

Câu 7: Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật
(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất
(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí
(5) Làm cảnh
(6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người

Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sông?

A. (1), (3), (5) 
B. (2), (4), (6)
C. (2), (3), (5)
D. (1), (4), (6)

Câu 8: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?

A. Rêu
B. Dương xỉ
C. Hạt kín
D. Hạt trần

Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư 
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 10: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào
B. Cây gọng vó
C. Cây tam thất
D. Cây giảo cổ lam

3. Chủ đề động vật

Câu 1: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?

A. Bò sát
B. Lưỡng cư
C. Chân khớp
D. Thú

Câu 2: Cho các loài động vật sau:

(1) Sứa
(2) Giun đất
(3) Ếch giun
(4) Rắn
(5) Cá ngựa
( 6) Mực
(7) Tôm
(8) Rùa

Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?

A. (1), (3), (5), (7)
B.(2), (4), (6), (8)
C. (3), (4), (5), (8)
D. (1), (2), (6), (7)

Câu 3: Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?

A. Chân khớp
B. Giun đốt
C. Lưỡng cư
D. Cá

…..

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/de-cuong-on-thi-giua-hoc-ki-2-mon-khoa-hoc-tu-nhien-6-nam-2021-2022-sach-moi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button