Giáo dục

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Sử 10. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sử 10 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Lịch sử 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem bài: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10

SỞ GD & ĐT ……………..

TRƯỜNG THPT…………….

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Môn: Lịch sử 10. Thời gian: 45 phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

– Biết được quá trình hình thành của các quốc gia: Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam.

– Hiểu được những nét khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của các quốc gia Văn Lang-Âu Lạc; Cham-pa và Phù Nam.

Chủ đề : Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Bài 15 & bài 16) (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X).

– Biết được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc: tổ chức bộ máy cai trị, bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá.

– Trình bày được những nét chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân, cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.

– Giải thích được mục đích của các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.

– Hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc.

Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

– Nêu được sự thành lập các triều đại phong kiến: Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lí – Trần – Hồ – Lê sơ.

– Biết được khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến thời Lê Thánh Tông (và) sự hoàn chỉnh của luật pháp qua các bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức

– Hiểu được chính sách đối nội (quan tâm tới đời sống của nhân dân, đoàn kết các dân tộc), đối ngoại (khéo léo song luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ).

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong các thế kỉ X – XV.

– Biết được nông nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển: khai hoang ngày càng gia tăng, nhà nước quan tâm đến đê điều; thủ công nghiệp phát triển: các triều đại đều lập các xưởng thủ công, các nghề trong dân gian ngày càng phát triển và tinh xảo hơn; thương nghiệp ngày càng phát triển ở các đô thị và nông thôn.

– Giải thích vì sao nông nghiệp nước ta thời kì này phát triển.

Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV.

– Trình bày những nét khái quát (diễn biến, kết quả, ý nghĩa) của các cuộc kháng chiến: hai lần chống Tống, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

– Hiểu được nguyên nhân dẫn đến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV.

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X – XV.

– Biết được những nét chính về tư tưởng và tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

– Trình bày (được) nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.

– Kể được những công trình khoa học đặc sắc.

– Hiểu được sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo.

– Hiểu được sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm.

– Hiểu những nét khái quát về đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước.

Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII.

– Biết được khái quát về những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII.

– Giải thích được nguyên nhân sụp đổ của nhà Lê; sự thành lập nhà Mạc; nguyên nhân đất nước bị chia cắt (Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và Đàng Trong) và hậu quả của nó.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy phân tích cơ sở và điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.

Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, cũng là một nhà nước ra đời sớm ở khu vực Đông Nam Á. Nhà nước Văn Lang ra đời dựa trên cơ sở và điều kiện giống như sự ra đời của các nhà nước cổ đại trên thế giới (dựa trên ba yếu tố hình thành nhà nước: xã hội phân hóa sâu sắc, yêu cầu thủy lợi và chống ngoại xâm).

– Thời kì đầu của văn hóa Đông Sơn đã tạo ra những chuyển biến quan trọng cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

– Những cơ sở và điều kiện cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang là sự chuyển biến của nền kinh tế, của tình hình xã hội và yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm:

+ Với việc sử dụng công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt→ kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò khá phát triển, săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và nghề thủ công: đúc đồng, làm gốm phát triển; phân công lao động giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp đã xuất hiện.

+ Chuyển biến xã hội: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng phổ biến tuy chưa thật sâu sắc, các công xã thị tộc bị giải thể, công xã nông thôn và gia đình phụ hệ xuất hiện.

+ Yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm trở nên cấp thiết.

Nhà nước Văn Lang ra đời sớm, khoảng đầu thế kỉ VII TCN.

Câu 2. Đánh giá về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV đối với sự phát triển của đất nước.

– Đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

– Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

– Góp phần tạo sức mạnh làm cho đất nước Đại Việt cường thịnh, bảo vệ được nền độc lập dân tộc.

– Tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt.

Câu 3. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

-Triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến. Lê Hoàn lên ngôi đã tổ chức kháng chiến chống Tống thắng lợi.

– Sự đồng lòng, quyết tâm đánh giặc của vua và quân dân Đại Cồ Việt.

– Đường lối tổ chức cuộc kháng chiến đúng đắn.

– Sự lãnh đạo sáng suốt, tài giỏi của Lê Hoàn.

Câu 4. Từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ X-XV hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay?

– Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược dựng nước đi đôi với giữ nước: phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ tổ quốc.

– Chú trọng xây dựng quân đội mạnh, hiện đại đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng.

– Xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước,chủ động trong việc bảo vệ đất nước.

Câu 5. So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý, Trần.

Nội dung so sánh

Khởi nghĩa Lam Sơn

Kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần

Giống nhau

– Mục đích: vì nền độc lập dân tộc (Thời Lý – Trần: bảo vệ độc lập dân tộc, Lam Sơn: giành lại nền độc lập dân tộc)

– Kết quả: đều giành thắng lợi

Khác nhau

Về tổ chức kháng chiến

Có nhiều khó khăn: chính quyền độc lập tự chủ đã mất, phải bí mật dấy binh khởi nghĩa, bị chính quyền đô hộ nhà Minh đàn áp, không có danh nghĩa chính thức để kêu gọi, tập hợp nhân dân.

Có nhiều thuận lợi: có chính quyền độc lập tự chủ, có điều kiện để thực hiện việc đoàn kết dân tộc.

Về cách thức tiến hành

Lúc đầu bị động, giai đoạn sau mới giành quyền chủ động.

Chủ động, buộc kẻ thù phải đánh theo cách đánh của ta.

Chú ý:

Đối với học sinh:

– Hình thức thi: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận.

– Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ nhận biết, thông hiểu; Nội dung tự luận với các mức độ vận dụng và vận dụng cao. (Cụ thể đã chỉ rõ trong đề cương)

– Khi ôn tập cần căn cứ trên đề cương (đặc biệt là phần trắc nghiệm) kết hợp với vở, SGK, sách bài tập và các sách có câu hỏi trắc nghiệm.

– HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch sử.

Đối với giáo viên:

– Chủ động ôn tập ít nhất 1 tiết cho HS.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/de-cuong-on-thi-giua-hoc-ki-2-mon-lich-su-10-nam-2021-2022/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button