Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu một số đề Đề đọc hiểu chuyện cổ nước mình Lâm Thị Mỹ Dạ.
Đề bài đọc hiểu về bài Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ – Đề số 1
Đọc đoạn trích trên:
Bạn đang xem bài: Đề đọc hiểu chuyện cổ nước mình Lâm Thị Mỹ Dạ
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr36-37)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2: Những chuyện cổ nào được gợi ra từ đoạn trích trên?
Câu 3: “Người thơm” được tác giả nhắc đến là ai trong các dòng thơ?
”Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà”
Câu 4: Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:
”Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
Lời giải chi tiết:
Phần I. Đọc hiểu
1.
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.
* Cách giải:
– Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2.
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải
– Những truyện cổ được gợi ra từ đoạn trích trên:
+ Truyện cổ tích Tấm Cám
+ Đẽo cày giữa đường
+ Sự tích Trầu cau
3.
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
– “Người thơm”: bà lão hiền lành, nhân hậu trong truyện cổ tích Tấm Cám
– Đồng thời cũng có thể hiểu “người thơm” là những người tốt bụng, hiền lành trong cuộc sống.
4.
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Gợi ý:
– Hai câu thơ ám chỉ những người không có chính kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý người khác, cuối cùng sẽ chẳng đạt được kết quả tốt đẹp, thành công.
……………………………………………..
Đề bài đọc hiểu về bài Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ – Đề số 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ – SGK Tiếng Việt 4, tập 1)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3. Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ :Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình? Vì sao ?
Đáp án:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm
Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy.
Câu 3: Ví dụ “ở hiền gặp lành, thương người như thể thương thân, Yêu nhau mấy núi cũng leo- mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Câu 4: có 2 cách trả lời, đồng tình hoặc không đồng tình. Lí giải :
TH 1. Truyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ
TH2. Vì truyện cổ dân gian kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa.
Không cho điểm những trường hợp chỉ chọn đáp án mà không lí giải hoặc lí giải chưa hợp lí.
……………………………….
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/doc-hieu-chuyen-co-nuoc-minh-lam-thi-my-da/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục