Giáo dục

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu cực kì hữu ích mà Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.

Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 năm 2022 – 2023 có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 1 Hóa 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là toàn bộ đề thi giữa học kì 1 Hóa học 11, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây nhé.

Bạn đang xem bài: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi giữa học kì 1 Hóa học 11

 

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % tổng

điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Số CH Thời gian (phút)
Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) TN TL
1 Sự điện li

 

Sự điện li 2 1,5 1 1 1 4,5 0 0 3 2 22,5 7,5%
Axit, bazơ và muối 3 2,25 1 1 1 6 4 20%
Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ 3 2,25 2 2 5 12,5%
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 2 2 2 10%
2 Nitơ và hợp chất của nitơ Nitơ 2 1,5 1 1 1 4,5 1 6 3 2 22,5 7,5%
Amoniac và muối amoni 3 2,25 3 3 6 25%
Axit nitric và muối nitrat 3 2,25 2 2 5 17,5%
Tổng 16 12 12 12 2 9 2 12 28 4 45 100%
Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%       100%
Tỉ lệ chung 70% 30%     100%

 

 

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I

MÔN: HÓA HỌC 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

 

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 SỰ ĐIỆN LI Sự điện li Nhận biết:

– Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

– Tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

– Nhận biết được một chất là chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

Thông hiểu:

– Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. (Kết hợp đếm số chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu trong các chất cho trước)

– Phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

Vận dụng

– Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

– Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

2 1 1
Axit, bazơ và muối Nhận biết:

– Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

– Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

– Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

Thông hiểu:

– Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa. (Kết hợp đếm số lượng axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trong các chất cho trước)

Vận dụng:

– Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

– Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

– Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. (Tính nồng độ mol/l của ion theo phương trình điện li của hai hoặc ba chất điện li mạnh trong cùng dung dịch)

Vận dụng cao:

– Tính hàm lượng ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3 1 1
Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ Nhận biết:

– Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.

– Khái niệm về pH. Môi trường trung tính có pH = 7; môi trường axit có pH < 7; môi trường kiềm có pH >7.

– Định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.

– Chất chỉ thị axit – bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng

Thông hiểu:

– Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.

– Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. (Tính pH của dung dịch chứa một đơn axit mạnh hoặc một đơn bazơ mạnh)

– Khoảng giá trị pH của một dung dịch.

Vận dụng:

– Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. (Tính pH của dung dịch chứa hỗn hợp axit mạnh hoặc dung dịch chứa hỗn hợp bazơ mạnh)

Vận dụng cao:

– Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. (Tính pH của dung dịch thu được khi pha trộn dung dịch axit mạnh với dung dịch bazơ mạnh)

3 2
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Nhận biết:

– Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện:

+ Tạo thành chất kết tủa.

+ Tạo thành chất điện li yếu.

+ Tạo thành chất khí.

Thông hiểu:

– Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

– Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện:

+ Tạo thành chất kết tủa.

+ Tạo thành chất điện li yếu.

+ Tạo thành chất khí.

– Phương trình ion rút gọn của phản ứng.

– Tính số mol của một chất để phản ứng vừa đủ với một chất đã biết số mol trong phản ứng trao đổi ion.

Vận dụng:

– Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.

– Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.

Vận dụng cao:

– Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.

– Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. (Áp dụng nhận biết các dung dịch mất nhãn của hợp chất vô cơ)

– Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.

2
2 NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ Nitơ Nhận biết:

– Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.

– Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong trong công nghiệp

– Biết được nitơ có tính oxi hóa và tính khử.

Thông hiểu:

– Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

– Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).

– Các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nitơ.

Vận dụng:

– Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.

– Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.

– Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong một phản ứng quen thuộc.

Vận dụng cao:

– Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.

2 1 1 1
Amoniac và muối amoni Nhận biết:

– Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của amoniac (tính tan, tỉ khối, màu, mùi). Ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

– Biết được amoniac có tính bazơ yếu và tính khử.

– Tính chất vật lí của muối amoni (trạng thái, màu sắc, tính tan). Ứng dụng của muối amoni.

– Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.

Thông hiểu:

– Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi).

– Thí nghiệm hoặc hình ảnh…, về tính chất vật lí và hóa học của amoniac.

– Tính chất hoá học của muối amoni: Hiểu được sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa muối amoni với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.

– Tính số mol amoniac sinh ra trong phản ứng quen thuộc.

Vận dụng:

Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.

– Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh…, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac.

– Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh họa cho tính chất của amoniac.

– Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất phản ứng

– Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.

– Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học của muối amoni.

Vận dụng cao:

– Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.

– Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất phản ứng

– Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.

– Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.

3 3
Axit nitric và muối nitrat Nhận biết:

– Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của HNO3 (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).

– HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.

– Muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh, kém bền với nhiệt và bị phân hủy bởi nhiệt tạo ra khí O2..

Thông hiểu:

– HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

– Muối nitrat kém bền với nhiệt và bị phân hủy bởi nhiệt tạo ra khí O2. (Hiểu được sản phẩm tạo thành của phản ứng nhiệt phân muối nitrat)

– Tính lượng muối nitrat tạo thành trong một phản ứng đơn giản.

Vận dụng:

– Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.

– Quan sát thí nghiệm, hình ảnh…, rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.

– Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.

– Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.

– Viết được các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học của muối nitrat.

– Tính lượng muối nitrat tạo thành trong phản ứng.

Vận dụng cao:

– Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.

– Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .

3 2
Tổng 16 12 2 2

Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 năm 2022

Họ và tên học sinh:…………………………………… Mã số học sinh:………………………….

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; N=14; O =16; Na = 23; Mg = 24

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện?

A. NaCl.

B. C6H12O6(glucozơ).

C. C12H22O11 (saccarozơ).

D. C2H5OH.

Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. KNO3.

B.NaOH.

C. HCl.

D.CH3COOH.

Câu 3: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit?

A. HCl.

B. C6H12O6(glucozơ).

C. K2SO4.

D. NaOH.

Câu 4: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?

A. Ba(OH)2.

B.Al(OH)3.

C. NaOH.

D. Ca(OH)2.

Câu 5: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A.NaHCO3.

B. NaH2PO4.

C. NaHSO4.

D.Na2SO4.

Câu 6: Môi trường axit có nồng độ ion H+ thỏa mãn điều kiện nào sau đây?

A. [H+] < [OH].

B. [H+] = 10-7

. C.[H+] > 10-7.

D. [H+] < 10-7.

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. KOH.

B. KNO3.

C. H2SO4.

D. NaCl.

Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7?

A. KNO3.

B.CH3COOH.

C. Ba(OH)2.

D. Na2SO4.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, nitơ thuộc nhóm nào sau đây?

A. Nhóm VA.

B. Nhóm IIIA.

C. Nhóm IA.

D. Nhóm VIIIA.

Câu 10: Trong công nghiệp nitơ, được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

B. Dẫn không khí qua bình chứa Cu dư, đun nóng.

C. Dẫn không khí qua dung dịch HNO3.

D. Dẫn không khí qua bình chứa photpho dư.

Câu 11: Chất nào sau đây có tính bazơ?

A. N2.

B.NH3.

C. HNO3.

D. NaNO3.

Câu 12: Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. Ca(OH)2.

B. NaNO3.

C. (NH4)2SO4.

D. KCl.

Câu 13: Amoniac có tính chất vật lí nào sau đây?

A. Tan tốt trong nước.

B. Có màu nâu đỏ.

C. Không tan trong nước.

D. Có màu xanh tím.

Câu 14: Số oxi hóa của nitơ trong HNO3

A. +2.

B. +3.

C.+4.

D.+5.

Câu 15: Chất nào sau đây là axit mạnh?

A. NH3.

B.HNO3.

C. NH4Cl.

D. NaNO3.

Câu 16: Công thức của muối natri nitrat là

A. NaNO3.

B. Na2CO3.

C. NaCl.

D. KNO3.

………….

Đáp án đề thi giữa kì 1 Hóa 11 năm 2022

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A D A B D C A B A A B A A D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án B A A B A A C C A A B B B A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

……………..

Mời các bạn tải File về để xem thêm đề thi giữa kì 1 Hóa học 11 năm 2022

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-hoa-hoc-lop-11/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button