Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020
Đề thi thử Văn vào 10 năm 2021
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2020-2021 sẽ giúp các bạn trau dồi thêm kiến thức môn Ngữ Văn trước khi bước vào kỳ thi vào lớp 10 năm 2021-2022. Sau đây là tổng hợp một số đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021, mời các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem bài: Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2020-2021
Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Cẩm Phả – đề 1
PHÒNG GD& ĐT CẨM PHẢ TRƯỜNG THCS QUANG HANH
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (LẦN 1)
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này có 01 trang)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
PHẦN I. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Tết
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dùng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà, Lại xe đỗ cửa, Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hoàng Trúc, Theo https://tuoitre.vn)
Câu 1. (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (0.75 điểm) Chỉ rõ phép lặp trong văn bản và tác dụng của phép lặp đó.
Câu 3. (0,5 điểm) Nêu hàm ý của câu: Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
Câu 4. (0.5 điểm) Trình bày thông điệp giàu ý nghĩa được em rút ra sau khi đọc văn bản trên bằng từ một đến hai câu văn.
PHẦN II. Tạo lập văn bản (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay.
Em có đồng tình với nhận định trên không? Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái, gạch chân thành phần tình thái đó).
Câu 2. (5,0 điểm)
Nhận xét về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2 có viết: “Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác”.
Qua bài thơ, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
——-Hết——–
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021
Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Cẩm Phả – đề 2
PHÒNG GD & ĐT CẨM PHẢ TRƯỜNG THCS SUỐI KHOẢNG
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2021
Môn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 1
(Đề thi này có 01 trang)
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Sẻ chia từng chiếc khẩu trang. Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh cảnh sát giao thông phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang.
Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.
(Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch tử virus Corona)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2. Tìm và gọi tên phép liên kết của hai đoạn văn trên?
Câu 3. Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh?
Câu 4. Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 trong giai đoạn hiện nay?
Phần II: Tạo lập văn bản (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân lời dẫn trực tiếp đó).
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích ” Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Đáp án đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021
Đề thi thử vào 10 môn văn 2021 lần 1 huyện Hưng Nguyên – Nghệ An
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. (2)Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt… (3) Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. (4)Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. (5)Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. (6)Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ…
(Theo Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014)
Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích.
Câu 2.(0,5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết ở câu văn thứ (5) và (6).
Câu 3. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn trích.
Câu 4. (0,5 điểm)
Em hiểu như thế nào về câu: Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường?
PHẦN II: LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
“Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.
(Theo Les Brown – nhà diễn thuyết nổi tiếng người Mĩ, Nguồn internet)
Suy nghĩ của em về quan điểm được thể hiện trong câu nói trên.
Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sống như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, Tập 2).
— Hết —
Đề thi thử vào 10 môn văn 2021 huyện Bảo Thắng – Lào Cai
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu câu hỏi:
Nếu giờ đây ai viết một chiến ca
Việt Nam tôi là bài ca bất hủ
Đánh giặc này chưa từng trong lịch sử
Nhưng vẫn tự tin như tự thuở nào.
Khi chống dịch thấy đậm nghĩa đồng bào
Con cá mớ rau gửi vào khóm phố
Chắc bị cách ly đâu thể còn đi chợ
Gói đồ này gửi người chẳng hề quen.
Đường phố Thủ đô thật quá lặng yên
Nhịp sống căng tràn giờ như nén lại
Hụt hẫng đấy nhưng lòng không trống trải
Hà Nội mình vẫn chiến đấu ngày đêm.
Vị Tư lệnh nhiều đêm thức chong đèn
Phối hợp cánh quân ra tay dập dịch
Mắt trũng sâu nhìn biểu đồ phân tích
Gần sáng rồi ngủ một chút đi Anh!
Ngành Y ta lại hát bản quân hành
Chiến sỹ tuyến đầu trong bộ blu trắng
Gian khó hiểm nguy hy sinh thầm lặng
Cứu sống mạng người đẹp nhất khúc vỹ thanh.
Tổ Quốc mình mãi là mảnh đất lành
Giang rộng cánh tay đón Con về với Mẹ
Bộ đội nhường Con nơi nằm tử tế
Còn các anh với lán trại phong sương.
Là chiến binh ở nơi chốn thương trường
Khó khăn bội phần khi kinh doanh tụt dốc
Anh vẫn sẻ chia vẫn góp công góp sức
Số tiền này đỡ gánh nặng tiền phương.
(Trích Niềm tin ơi, Đỗ Minh Phú)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: (0,5 điểm) Tìm trong đoạn trích những từ ngữ nói lên phẩm chất tốt đẹp của các chiến sĩ ngành Y và bộ đội?
Câu 3: (1,0 điểm) Em hiểu nội dung của khổ thơ sau như thế nào ?
Khi chống dịch thấy đậm nghĩa đồng bào
Con cá, mớ rau gửi vào khóm phố
Chắc bị cách ly, đâu thể còn đi chợ
Gói đồ này gửi người chẳng hề quen.
Câu 4: (1,0 điểm) Qua đoạn trích ở trên, em thấm thía điều gì nhất? Giải thích vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những giải pháp để sống bình an trong đại dịch Covid-19 hiện nay.
Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Từ đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước?
Đề thi thử vào 10 môn văn 2021 lần 1 huyện Hải Hậu – Nam Định
Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Từ in đậm trong câu văn “Cứ ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng” (Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử) thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Phó từ
C. Chỉ từ
D. Trợ từ
Câu 2. Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A. Đối với nó, vượt qua kì thi là niềm vui vô hạn.
B. Thời tiết, những ngày này mưa nắng thay đổi thất thường.
C. Đi, con cũng chả được mấy, mà ở nhà thì thấy cũng đem về cho con.
D. Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
Câu 3. Chọn câu có chứa hàm ý để điền vào chỗ trống trong đoạn hội thoại sau:
– Tối nay đến học nhóm với mình nhé!
– ….
A. Tốt quá, tớ sẽ đến lúc 7 giờ 30 phút.
B. Tớ sẽ đến, câu nhớ ăn tối sớm nhé!
C. Ừ, mấy giờ vậy cậu?
D. May quá, tớ còn mấy bài chưa nghĩ ra.
Câu 4. Các câu trong đoạn văn sau đây liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
“Trong suốt tuổi thơ, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi qua cuộc đời những đứa trẻ thôn quê như tôi – ngọn gió của đói rét. Lúc nào chúng tôi cũng đói, lúc nào chúng tôi cũng rét như ông bà, cha mẹ chúng tôi. Lúc nào chúng tôi cũng sống trong ngôi nhà ẩm thấp, mù tối và tiếng chó sủa suốt đêm…” (Nguyễn Quang Thiều).
A. Phép thế, phép liên tưởng.
B. Phép thế, phép lặp.
C. Phép nối, phép thế
D. Phép lặp, phép nối.
Câu 5. Trong đoạn văn sau có thành phần biệt lập gì?
– “Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm địch đánh phá ác liệt.” (Ngã ba Đồng Lộc, Báo Quân đội nhân dân, 1975)
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần phụ chú.
C. Thành phần tình thái.
D. Thành phần gọi – đáp
Câu 6. Câu văn “Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.” (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long) có sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. So sánh, ẩn dụ;
B. Hoán dụ, nhân hóa;
C. Hoán dụ, ẩn dụ;
D. So sánh, nhân hóa.
Câu 7. Xét về thành phần câu, câu văn “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” (Tôi đi học, Thanh Tịnh) thành phần câu nào?
A. Thành phần chính.
B. Thành phần phụ.
C. Thành phần biệt lập.
D. Cả A, B, C.
Câu 8. Xét theo mục đích nói, câu thơ “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!” (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) thuộc kiểu câu nào?
A. Trần thuật
B. Cầu khiến
C. Cảm thán
D. Nghi vấn
Phần II. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thầy muốn nhắn nhủ với các em rằng: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi. Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.
Trong những năm học vừa qua, rất nhiều em học sinh đã tham gia đội thanh niên tình nguyện để làm những công việc khác nhau, từ việc nhỏ đến việc lớn… Chẳng hạn, họ làm vệ sinh các phòng ốc, sơn mới các bức tường, sửa chữa nhà ăn… Qua đó, họ đã thu hoạch được những bài học quý giá cho mình: họ biết tìm hiểu công việc và hỗ trợ lẫn nhau, biết cải tiến kĩ năng lao động. Qua những công việc mang tính phục vụ cộng đồng như vậy, mỗi cá nhân cảm thấy gắn bó và hòa đồng với tập thể của mình hơn và thương yêu nhau hơn… Thầy thấy những bài học như thế không có hoặc ít có trong các tiết học Toán, Lý, Tiếng Anh hay Sinh, Sử…”
(Trích bài phát biểu của thầy giáo Văn Như Cương, trường Lương Thế Vinh, Hà Nội, theo VNEXPRESS, ngày 06/9/2015)
Câu 1: (0,25 điểm) Phép lập luận chủ yếu của văn bản trên là gì?
Câu 2: (0,5 điểm) Theo tác giả, học sinh ngày nay muốn thành đạt cần chuẩn bị cho mình các hành trang gì?
Câu 3: (0,75 điểm) “Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Lí giải vì sao?
Câu 4: (0,5 điểm) Qua văn bản, tác giả gửi đến chúng ta thông điệp nào?
Phần III. Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 13-15 câu) trình bày suy nghĩ về những việc cần làm của lớp trẻ để trang bị các hành trang quan trọng xây dựng tương lai tốt đẹp.
Câu 2. (4,5 điểm) “Thơ là một bức hoạ để cảm nhận thay vì để ngắm” (Leonardo De Vinci). Em hãy cảm nhận bức hoạ vẻ đẹp tâm hồn người lính trong đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý trên:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có nhiều mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Đồng chí-Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục 2006/tr.129)
Từ đó chỉ ra điểm khác với hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đề thi thử vào 10 môn văn 2021 lần 1 huyện Tiên Yên – Quảng Ninh
Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới
CHÚ VOI CON
Sau một lần thưởng thức, thích thú với chương trình xiếc thú vào buổi tối. Tôi đi vòng ra sau rạp xiếc để ngắm tận mắt những con thú dễ thương và mở mang trí óc. Tôi nhìn thấy con voi bị buộc chặt vào một cộc gỗ nhỏ. | Chú voi con Sau một lần thưởng thức thích thú với chương trình xiếc thú vào buổi tối. Tôi đi vòng ra sau rạp xiếc để ngắm tận mắt những con thú dễ thương và mở mang trí óc. Tôi nhìn thấy con voi bị buộc chặt vào một cộc gỗ nhỏ. Rõ ràng là con voi rất to và khỏe đủ để nhổ bật cái cọc đó và trốn thoát bất cứ lúc nào một cách dễ dàng. Nhưng hình như nó cứ chịu đựng và không hề có nỗ lực cố gắng gì. Tại sao một con vật có thể nâng lên hàng trăm cân hàng bằng vòi lại chịu bị bó buộc và chờ thời gian trôi qua Tại sao Trừ phi nó muốn thế. Tôi liền hỏi người dạy thú ông ta giải thích như sau Khi con voi còn nhỏ và mới vào rạp xiếc nó còn rất yếu. Lúc ấy nó bị buộc bằng một sợi xích lớn vào một cọc sắt để không làm cho nó có thể giật ra được. Sau một thời gian cố gắng nó bỏ cuộc. Luôn có ấn tượng thì thầm bên tai nó Mình không thể Mình không thể Chính dấu ấn đó làm yếu đi sức mạnh tinh thần của nó. Và nó không hy vọng trốn được cũng không bao giờ cố chạy trốn nữa. Có rất nhiều người cũng như con voi trong rạp xiếc. Với những tiếng nói vang vọng trong tâm trí họ Không làm được đâu. Chính điều đó đã kết thúc mọi nỗ lực của họ. Có thể họ có ước mơ nhưng những ấn tượng không tốt đó luôn kéo họ lại. Hôm nay bạn hãy bỏ đi những suy nghĩ về sự hạn chế của bản thân mình. Khi tâm trí của bạn được giải phóng mọi giới hạn về khả năng của bạn sẽ được xóa bỏ.
(Theo songdep.xitrum.net, Sống đẹp tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.46)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra phép liên kết và thành phần biệt lập trong câu “Nhưng hình như nó cứ chịu đựng và không hề có nỗ lực cố gắng gì.”
Câu 3. (0,5 điểm) Xét về cấu tạo câu “Có thể họ có ước mơ nhưng những ấn tượng không tốt đó luôn kéo họ lại.” thuộc kiểu câu gì?
Câu 4. (0,5 điểm) Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em qua văn bản là gì?
PHẦN II. Tạo lập văn bản (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu tron câu “Hôm nay, bạn hãy bỏ đi những suy nghĩ về sự hạn chế của bản thân mình.” em hãy viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu bàn về tác hại của sự tự ti trong cuộc sống, trong đó có sử dụng một phép liên kết câu đã học, gạch chân và gọi tên phép liên kết đó.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phượng Định trong đoạn trích sau:
(…) Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2017, tr.117-118)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học