Giáo dục

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Thanh Hóa

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Thanh Hóa có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình được thuận tiện hơn.

Cấu trúc đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Thanh Hóa thường có 3 phần. Trong đó: câu 1: Đọc hiểu nhưng là câu hỏi tích hợp nhiều vấn đề, chỉ cần đọc và hiểu học sinh đã có thể làm trọn vẹn các câu hỏi; câu 2: nghị luận xã hội, nêu cụ thể bằng từ ngữ có hình ảnh minh họa cụ thể; câu 3: Nghị luận văn học. Vậy dưới đây là đề thi vào lớp 10 môn Văn Thanh Hóa năm 2022, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem bài: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Thanh Hóa

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn 2022 Thanh Hóa

van thanh hoa 1

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: 

1. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự trải nghiệm.
  • Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Sự trải nghiệm: là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề, lĩnh vực nào đó được con người tìm hiểu, va chạm và tiếp xúc.
  • Câu nói khuyên nhủ con người đặc biệt là những người trẻ tuổi hãy biết tìm tòi, học hỏi và va chạm thực tế nhiều hơn nữa để tự đúc rút ra bài học cho bản thân mình.

b. Phân tích

  • Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất, thích hợp nhất dành để học tập, tiếp thu và lĩnh hội các nguồn kiến thức khác nhau và áp dụng chúng vào thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi người.
  • Giữa lí thuyết trong sách vở và thực tiễn cuộc sống có nhiều sự chênh lệch và khác biệt. Nếu chúng ta chỉ học trong sách vở thôi là chưa đủ, kiến thức ngoài thực tế cuộc sống vô cùng quan trọng.
  • Nếu không có những trải nghiệm, con người sẽ không rút ra được bài học và sẽ không tiến bộ hơn được.

c. Chứng minh

  • Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người trẻ tuổi nhưng luôn ham học hỏi, có nhiều trải nghiệm quý báu để minh họa cho bài làm văn của mình.
  • Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người lười biếng, không chịu tìm tòi học hỏi, cũng như không chịu áp dụng lí thuyết vào thực tế để đánh giá, lại có những người có cái nhìn sai lệch về trải nghiệm cũng như việc học tập,… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

  • Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự trải nghiệm.
  • Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.

Câu 2: Dàn ý tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Huy Cận, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và dẫn dắt vào khổ thơ 1, 2 của bài thơ.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

So sánh: mặt trời – hòn lửa: tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc, khiến người đọc dễ hình dung.

Nhân hóa: sóng cài then, đêm sập cửa: khiến cho thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn.

Hoàn cảnh ra khơi: Buổi hoàng hôn ấm áp, yên bình.

Vũ trụ là một ngôi nhà lớn mà màn đêm là cánh cửa, ngọn sóng là then.

→ Giữa lúc thiên nhiên nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công cuộc lao động của mình.

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, từ “lại” vừa tạo ra sự đối lập giữa tứ thơ ở hai câu trên và hai câu thơ dưới, vừa biểu hiện sự lặp lại của công việc giống như mọi ngày, giống như bao nhiêu năm tháng đã đã qua đoàn thuyền đánh cá vẫn tiếp tục ra khơi không ngừng nghỉ.

Con người lao động không mệt mỏi, cất cao tiếng hát, luôn vững tinh thần, công việc dù có lặp lại nhưng không hề nhàm chán vẫn mang đến những cảm giác, phấn chấn, náo nức, say mê ở người ngư dân.

b. Khổ thơ thứ hai

Câu hát của người lao động gắn liền với biển khơi, với những loài cá (cá bạc, cá thu,…)

Sự giàu có của biển cả: cá thu như đoàn thoi, đêm ngày dệt biển,… Mẹ thiên nhiêu luôn ưu ái trao cho người dân lao động nơi đây những tinh hoa tốt đẹp nhất.

Khúc hát lao động hùng tráng của con người thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu lao động vô cùng đẹp đẽ của con người nơi đây.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Thanh Hóa

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào để cậu thêm tự hào về cuộc sống xa hoa của gia đình mình. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nông dân nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ! Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta để thời gian xem ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.” Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.”

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có” trong văn bản không? Vì sao?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2: 5,0 Điểm

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong cuộc sống xây dựng đất nước.

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung đề thi

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Công thức Hóa Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button