Giáo dục

Định lí Thales trong hình thang, hệ quả và cách áp dụng cực hay

Định lí Thales trong hình thang, hệ quả và cách áp dụng cực hay

Bài viết hôm trước, chúng tôi đã giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn chuyên đề về định lí Thales trong tam giác. Để tiếp nối với mạch kiến thức về định lí Thales, bài viết hôm nay Zicxabook.com sẽ giới thiệu định lí Thales trong hình thang, hệ quả và cách áp dụng cực hay. Bạn chia sẻ nhé !

I. ĐỊNH LÍ THALES TRONG HÌNH THANG

Bạn đang xem bài: Định lí Thales trong hình thang, hệ quả và cách áp dụng cực hay

Nếu một đường thẳng song song với hai đáy của hình thang và cắt hai cạnh bên thì nó định ra trên hai cạnh bên đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Định lý talet

Cho hình thang ABCD, điểm E thuộc AD và F thuộc BC
Nếu EF // AB // CD, ta có frac{AE}{DE}=frac{BF}{CF}
Ngược lại, nếu: frac{AE}{DE}=frac{BF}{CF} => EF // AB// CD

Ví dụ 1: Cho hình thang ABCD (AB // CD) AB < CD. Đường thẳng MN // với 2 đáy cắt cạnh AD, BC lần lượt tại M và N. Biết AD = 2cm, AM = 3cm, BC = 6cm. Tìm độ dài BN.

Giải: Vì hình thang ABCD có AB // CD // MN

Theo định lý Talet trong hình thang ABCD ta có, AMAD=BNBCBN=AM.BCAD=3.62=9

Ví dụ 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD) AB < CD. Đường thẳng MN // với 2 đáy cắt cạnh AD, BC lần lượt tại M và N. Biết AD = 2cm, AM = 3cm, BC = 6cm. Tìm độ dài BN.

Lời giải:

Vì hình thang ABCD có AB // CD // MN

Theo định lý Talet trong hình thang ABCD ta có, Rightarrow frac{AM}{AD} =frac{BN}{BC} Rightarrow BN = frac{AM.BC}{AD} = frac{3.6}{2} = 9

Trên đây là tổng hợp kiến thức về Định lý Talet trong tam giác và định lý Talet trong hình thang.

Ví dụ 3: Cho tứ diện ABCD  và M,N  là các điểm lần lượt di động trên BC,AD  sao cho frac{{BM}}{{MC}} = frac{{AN}}{{ND}}.  Chứng minh rằng MN  luôn song song với một mặt phẳng cố định.

Lời giải:

Áp dụng định lý Thales đảo cho B,M,C in BC  và A,N,D in AD , từ tỷ lệ

  [frac{{BM}}{{MC}} = frac{{AN}}{{ND}}]

ta suy ra AB,MN,CD  cùng song song với một mặt phẳng left( pi  right)  nào đó.

Ta chọn mặt phẳng left( alpha  right)   chứa AB  và song song với CD.  Mặt phẳng left( alpha  right)  chính là left( {ABE} right)  với E in left( {BCD} right)  sao cho BCDE  là hình bình hành.

Khi đó MNparallel left( pi  right)parallel left( alpha  right), mặt phẳng left( alpha  right)  cố định vì AB,CD  cố định. Vậy left( alpha  right) là mặt phẳng cần tìm.

II. CÁCH VẬN DỤNG ĐỊNH LÍ THALES VÀO GIẢI BÀI TẬP CỰC HAY

Bài 1: Hình thang ABCD (AB//CD, AB<CD) cĩ hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Chứng minh rằng: OA.OD = OB.OC

Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB//CD, AB<CD). Đường thẳng song song với đáy AB cắt các cạnh bên và đường chéo AD, BD, AC và BC theo thứ tự tại các điểm M, N, P, Q. Chứng minh rằng: MN = PQ.

Bài 3: Cho hình thang ABCD (AB//CD, AB<CD). Gọi trung điểm của các đường chéo AC và BD theo thứ tự là N và M. Chứng minh rằng:

a)  MN // AB

b) MN=CD-AB/2

Bài 4: Hình thang ABCD (AB//CD,AB<CD) cĩ 2 đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Đường thẳng qua O và song song với đáy AB cắt các cạnh bên AD và BC theo thứ tự tại M, N. Chứng minh rằng OM = ON.

Bài 5: Cho hình thang ABCD (AB//CD,AB<CD). Gọi M l trung điểm của CD. Gọi I là giao điểm của AM và BD, K là giao điểm của BM v AC.

a)  Chứng minh: IK // AB.

b)  Đường thẳng IK cắt AD, BC theo thứ tự ở E và F. Chứng minh: EI = IK = KF.

Bài 6: Cho hình thang ABCD, MBC, điểm N thuộc tia đối của tia BC sao cho BN = CM. Các đường thẳng DN, DM cắt AB theo thứ tự tại E, F.

Chứng minh rằng: AE2 = EB.EF

Bài 7: Một đường thẳng đi qua đỉnh A của hình thang ABCD cắt BD, BC, DC theo thứ tự ở E, K,G. Chứng minh rằng:

AE2= EK.EG

Bài 8: Cho hình thang ABCD có BC // AD. Trên AC kéo dài lấy 1 điểm P tùy ý . Đường thẳng qua P và trung điểm của BC cắt AB tại M và đường thẳng qua P và trung điểm của AD cắt CD tại N. Chứng minh rằng MN // AD.

Bài 9: Tứ giác ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của các đường chéo AC và BD. Gọi G là trọng tâm DABC. Nối GC cắt MN tại O . Chứng minh rằng : OC = 3 OG

Bài 10 : Cho hình thang ABCD ( AB // CD ) với AB = a ; CD = b. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo . Đường thẳng qua I và song song với AB cắt hai cạnh bên tại E và F. Chứng minh rằng :image030 725149 2

Bài 11:. Hình bình hành ABCD. Gọi M là một điểm trên đường chéo AC. Vẽ ME vuông góc với AB và MF vuông góc với AD. Chứng minh rằng :image032 728274 2

Bài 12: Hình thang ABCD đáy lớn CD. Qua A vẽ đường thẳng AK // BC cắt BD tại E. Qua B vẽ đường thẳng BI // AD cắt AC tại F ( K ; I thuộc CD). Chứng minh rằng:

a)EF // AB

AB2= CD . EF.

Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu Định lí Thales trong hình thang, những hệ quả quan trọng và cách ứng dụng vào bài toán cực hay. Hi vọng, bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều nguồn tư liệu thiết yếu giúp bạn dạy và học tốt hơn. Xem đầy đủ định lí Thales tai đường link này nhé !

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dinh-li-thales-trong-hinh-thang-he-qua-va-cach-ap-dung-cuc-hay/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button