Giáo dục

Đơn vị đo độ dài

Danh sách các đơn vị đo độ dài và cách quy đổi chính xác nhất

Đơn vị đo độ dài, khối lượng và thời gian là các đại lượng cơ bản nhưng hết sức quan trọng trong môn Toán mà bất kỳ ai cũng đều nắm chắc. Các em học sinh khi bước vào môi trường tiểu học sẽ phải làm quen với những kiến thức cơ bản nhất, trong đó có đơn vị đo độ dài. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về đại lượng đo này cũng như tìm hiểu bí quyết giúp các em học sinh có thể ghi nhớ các đại lượng và cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn xác nhất nhé. Mời các bạn cùng theo dõi!

Đơn vị đo độ dài là gì?

1. Đơn vị là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. Và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Bạn đang xem bài: Đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo chiều dài

Một đơn vị đo chiều dài là một chiều dài chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.

don vi do do dai 1

Trong hệ đo lường quốc tế

Xênnamét
Yôtamét
Zêtamét
Êxamét
Pêtamét
Têramét
Gigamét
Mêgamét
Kilômét
Héctômét
Đềcamét
Mét
Đêximét
Xăngtimét
Milimét
Micrômét
Nanômét
Picômét
Femtômét
Atômét
Zéptômét
Yóctômét

Trong thiên văn học

Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamét)
Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét)
Phút ánh sáng (~18 gigamét)
Giây ánh sáng (~300 mêgamét)
Parsec (pc) (~30,8 pêtamét)
Kilôparsec (kpc)
Mêgaparsec (Mpc)
Gigaparsec (Gpc)
Teraparsec (Tpc)

Trong vật lý

Trong vật lý còn có thêm:

Độ dài Planck
Bán kính Bohr
Fermi (fm) (= 1 femtômét)
Angstrom (Å) (= 100 picômét)
Micrôn (= 1 micrômét)

Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam

Dặm
Mẫu

Sải
Thước (1 mét)
Tấc (1/10 thước)
Phân (1/10 tấc)
Li (1/10 phân)

Trong hàng hải

Hải lý (1852 mét)

Trong hệ đo lường Anh Mỹ

Inch (1inch ≈ 2,54 xăngtimét)
Foot hay ft (1 ft ≈ 0.3048 mét)
Yard hay yd(1yd ≈ 0,9144 mét)
Mile/Dặm Anh (1609 mét)

2. Độ dài là gì?

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ: độ dài của bàn chân chính là khoảng cách từ đầu ngón chân cái và gót bàn chân.

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo  khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.

Ví dụ:

  • Một chiếc thước kẻ dài 20 cm thì 20 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo
  • Quãng đường từ điểm A đến điểm B là 1 km, thì 1 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài
bang don vi do do dai

Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì các bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Cụ thể như sau:

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10

Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam.

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, chúng ta chia số đó cho 10

Ví dụ: 20 cm = 2 dm.

Nói chung, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Ví dụ 1:

Khi đổi từ 1 km sang m, chúng ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 ( 10 x 10 x 10 = 1000 ). Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.

Ví dụ 2:

Khi đổi từ 200 cm sang m, chúng ta thấy phải chia 200 với 2 lần số 10 ( 10 x 10 = 100 ). Vậy ta suy ra kết quả là 200 cm = 200 : 100 = 2 m.

Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau; Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.

bang don vi do do dai
Cách đổi các đơn vị đo độ dài trong bảng đo độ dài

Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo chiều dài chính xác

Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10. 

Ví dụ: 1 m = 1 x 10 = 10 dm

1 m = 1 x 100 = 100 cm

Ta có: 1 m = 10 dm = 100 cm

Hay ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.

Ví dụ: 50cm = 50 : 10 = 5 dm

Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo, tức là số 100 trong phép tính đổi 1 m = 1 x 100 = 100 cm và số 10 trong phép đổi 50 cm = 50 : 10 = 5 dm, không phải là số đo, nó không có đơn vị đo.

Những vấn đề mà học sinh thường gặp phải khi đổi đơn vị đo độ dài

Khi đổi đơn vị đo độ dài, theo quan sát của chúng tôi thì các em học sinh thường gặp phải 4 vấn đề sau đây:

  • Học sinh không nắm được các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo
  • Học sinh không tìm được ở trên thước độ dài của số đo
  • Học sinh bị hạn chế trong việc nắm bắt mối quan hệ giữa các đơn vị đo
  • Khi đổi đơn vị đo chiều dài hoặc những bài toán có sử dụng đơn vị đo chiều dài thì học sinh thường bị đổi sai và gặp nhiều lúng túng

Chính vì vậy, để giúp các em học sinh có thể học tốt bảng đơn vị đo độ dài cũng như vận dụng thành thạo kiến thức này khi làm bài tập và trong cuộc sống hàng ngày. Thì các em học sinh cần phải thường xuyên thực hành chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Và sau đây sẽ là một số dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài dành cho các em học sinh hoặc các bậc phụ huynh tham khảo nhé.

Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo độ dài

Đổi đơn vị đo là một kỹ năng làm toán cực kỳ quan trọng và cơ bản thường gặpNhưng đây lại là phần rất dễ mắc lỗi của các em do ghi sai đơn vị, đổi nhầm các đại lượng đo với nhau.

  •       Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau

Ví dụ:

1m = 10dm

1dm = 10cm

  •       Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước

Ví dụ:

1cm = 1/10 dm

  •       Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo

Ví dụ:

Đổi 3 mét (m) ra xen-ti-mét (cm) thì ta làm như sau :

3  x 100 = 300 cm

Trong đó : 100 là thừa số ( không có đơn vị đằng sau)

Hoặc hiểu một cách như sau:

  •       Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1m = 10 dm = 100 cm).
  •       Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10 (Ví dụ: 50cm = 5 dm).

Để tránh sai sót trong việc đổi đơn vị đo đọ dài, có thể áp dụng sơ đồ sau đây:  

Sơ đồ trên ta có:

ü  Mỗi đơn vị đo liền kề hơn hoặc kém gấp 10 lần đơn vị liền kề.

ü  Ví dụ:

Đổi từ 1hm sang m, số đó phải nhân với 2 lần số 10 (10 x 10 = 100)

Vậy 1hm = 1 x 100 = 100 dm

Một số dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài

Muốn thực hành tốt bảng đơn vị đo độ dài, học sinh cần thường xuyên thực hành chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Học thuộc thứ tự các đơn vị đo độ dài và các quy tắc chuyển đổi. Khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản, cần làm thêm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Một số Bài tập đơn vị đo độ dài thường gặp trong các dạng đề kiểm tra, đề thi của học sinh tham khảo.

Dạng bài tập 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Các bước làm đối với dạng bài Đổi đơn vị đo độ dài

Bước 1: Đọc đề và hiểu rõ yêu cầu của đề.

Bước 2 : Nhớ lại bảng đơn vị độ dài

Bước 3: thực hiện phép tính

Bước 4: kiểm tra lại và viết kết quả.

Ví dụ:

Bài 1: Đổi các đơn vị sau ra mét (m):

  1. 1km = ?
  2. 5hm = ?
  3. 2dam = ?

Bài 2 : Đổi các đơn vị độ dài sau

  1. 1km = ? dm
  2. 20dam = ? m
  3. 100cm = ?m
  4. 1000mm = ? cm

Đáp án: Áp dụng đơn vị đo độ dài ta có:

Bài 1:

  1. 1km = 1000m
  2. 5hm = 500m
  3. 2dam = 20m

Bài 2:

  1. 1km = 100dm
  2. 20dam = 200m
  3. 100cm = 1m
  4. 1000mm = 100cm

Dạng bài tập 2: Thực hiện phép tính đối với đơn vị đo độ dài

Các bước làm đối với dạng bài Thực hiện phép tính đối với đơn vị đo độ dài:

  •       Bước 1: Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài
  •       Bước 2 : Nhớ lại bảng đơn vị độ dài
  •       Bước 3: Thực hiện phép tính
  •       Bước 4: Kiểm tra lại và viết kết quả

Chú ý:

ü  Các số trong phép tính phải cùng đơn vị đo ( khi khác đơn vị thì phải đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép tính)

ü  Giữ nguyên lại đơn vị ở kết quả.

Ví dụ:

Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:

  1. 12km + 7km = ?
  2. 45dm – 11dm =?
  3. 34mm + 14mm =?
  4. 8m x9 =?
  5. 40cm : 8 = ?

Bài 2: Thực hiện phép toán

  1. 10km x4 =?
  2. 63m : 9 =?
  3. 12mm x5 =?
  4. 100cm :5 = ?

Bài 3

Rùa và Thỏ cùng thi chạy. Rùa bò được 500m. Thỏ chạy được 2km. Vậy tổng quãng đường Thỏ và Rùa chạy được bao nhiêu mét?

Đáp án

Bài 1:

  1. 19km
  2. 34dm
  3. 48mm
  4. 72m

Bài 2:

  1.   40km
  2.   7m
  3.   60mm
  4.   20cm

Bài 3:

Theo đề bài hỏi tổng quãng đường Thỏ và Rùa chạy được bao nhiêu mét nên chúng đơn vị tính bài này phải đổi đơn vị chung là mét.

Thỏ chạy được quãng đường là 2km đổi ra mét là 2000m.

Rò bò được quãng đường là 500m.

Vậy thổng quãng đường của Thỏ và Rùa là 2000m + 500m = 2500m

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo

Cách làm bài toán so sánh đơn vị đo

  •       Bước 1: Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài
  •       Bước 2: Nhớ lại bảng đơn vị độ dài
  •       Bước 3: Chọn đơn vị chung rồi đổi về cùng 1 đơn vị đo
  •       Bước 4: Sử dụng dấu “”,”=” để so sánh
  •       Bước 5: kiểm tra và viết kết quả.

Chú ý:

Các số trong phép tính phải cùng đơn vị đo ( khi khác đơn vị thì phải đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép so sánh)

ü  Giữ nguyên lại đơn vị ở kết quả.

Ví dụ:

Bài 1: Điền các dấu “”,”=” vào chỗ thích hợp

  1.   3m5cm … 500cm
  2.   2000m … 2km
  3.   4dm3cm … 15cm
  4.   600mm … 60cm
  5.   100m … 15dam
  6.     20dam6m … 5hm

Đáp án:

Bài 1:

  1.   Đổi 3m5cm = 300cm + 5cm = 305 cm
  2.   Đổi 2000m = 2000 : 1000 = 2km. Nên 2000m = 2km
  3.   Đổi 4dm3cm = 40cm + 3cm = 43cm > 15cm. Nên 4dm3cm > 15cm
  4.   Đổi 600mm = 600 :10 = 60cm. Nên 600mm = 60cm
  5.   Đổi 100m = 100: 10 = 10dam
  6.     Đổi 20dam6m = 200m + 6m = 206m ;

Đổi 5hm = 500m ; Do 206m

Dạng 1: Đổi đơn vị đo độ dài

  1. 1 km = … m
  2. 12 km = … m
  3. 10 hm = … m
  4. 1 dam = … m
  5. 1000 m = … km
  6. 100 dm = … m
  7. 100 cm = … m
  8. 100 m = … hm
  9. 10 mm = … cm
  10. 3 m = … cm

Đáp án

Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài ta có đáp án của bài tập trên như sau:

  1. 1 km = 1000 m
  2. 12 km = 12000 m
  3. 10 hm = 10 hm x 100 = 1000 m
  4. 1 dam = 10 m
  5. 1000 m = 1 km
  6. 100 dm = 10 m
  7. 100 cm = 1 m
  8. 100 m = 1 hm
  9. 10 mm = 10 cm
  10. 3 m = 3 x 100 = 300 cm.

Dạng 2: Bài toán thực hiện phép tính

  1. 10km + 5km = ?
  2. 24hm – 18hm = ?
  3. 13mm + 12mm = ?
  4. 6m x 7m = ?
  5. 15cm : 3cm = ?

Đáp án:

Thực hiện phép tính và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả. Ta có:

  1. 10km + 5km = 15km
  2. 24hm – 18hm = 6hm
  3. 13mm + 12mm = 25mm
  4. 6m x 7m = 42m
  5. 15cm : 3cm = 5cm

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo

Điền các dấu “>” “

  1. 4m5cm … 500cm
  2. 5000m … 5km
  3. 3dm4cm … 15cm
  4. 500mm … 50cm
  5. 100m … 20dam
  6. 30dam5m …35hm

Đáp án:

Áp dụng bảng đơn vị đo ta có các đáp án như sau:

  1. a) 4m5cm được đổi ra cm là: 400cm + 5cm = 405cm. => 4m5cm
  2. b) 5000m được đổi ra km là 5000m : 1000 = 5km. => 5000m = 5km
  3. c) 3dm4cm được đổi ra cm là: 30cm + 4cm = 34cm. => 3dm4cm > 15cm
  4. d) 500mm được đổi ra cm là: 500mm : 10 = 50cm. => 500mm = 50cm
  5. e) 20dam được đổi ra m là: 20dam x 10 = 200m. => 100m
  6. f) Ở phép so sánh này do có 3 đơn vị đo nên khi thực hiện chúng ta cần phải lựa chọn 1 đơn vị chung để đổi các giá trị về cùng 1 đơn vị đo thì mới thực hiện được phép so sánh.

30dam5m được đổi ra m là: 300m + 5m = 305m

35hm được đổi ra m là 35hm x 100 = 350m

  • 30dam5m

Bài 1

 Số ?

1km = …….. m                1m = …….. mm

1hm = ……. m                 1m = ……….. cm

1dam = …… m                1m = ……. dm

1km = ….. hm                 1dm = ……. mm

1hm = …… dam              1cm = …….. mm

Lời giải chi tiết:

1km = 1000m                     1m = 1000mm

1hm = 100m                       1m = 100cm

1dam = 10m                       1m = 10dm

1km = 10hm                       1dm = 100mm

1hm = 10dam                     1cm = 10mm

Bài 2

Số ?

5dam = ….. m                    2m = …… dm

7hm = ………. m              4m = ……… cm

3hm = ………… m           6cm = …… mm

6dam = ……. m             8dm = ……… cm

Phương pháp giải:

Thực hiện tương tự bài 1.

Lời giải chi tiết:

5dam = 50m                  2m = 20dm

7hm = 700m                  4m = 400cm

3hm = 300m                  6cm = 60mm

6dam = 60m                  8dm = 80cm

Bài 3

 Tính (theo mẫu) :

Mẫu : 26m ⨯ 2 = 52m

69cm : 3 = 23cm

25dam ⨯ 2                     48m : 4

18hm ⨯ 4                       84dm : 2

82km ⨯ 5                       66mm : 6

Phương pháp giải:

– Thực hiện phép tính với các số.

– Viết thêm đơn vị đo độ dài vào sau kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

25dam ⨯ 2 = 50dam         48m : 4 = 12m

18hm ⨯ 4 = 72hm         84dm : 2 = 42dm

82km ⨯ 5 = 410km       66mm : 6 = 11mm

Bài 4Hùng cao 142cm, Tuấn cao 136cm. Hỏi Hùng cao hơn Tuấn bao nhiêu xăng-ti-mét?

Phương pháp giải:

Tóm tắt

bang don vi do do dai toan hoc chinh

Muốn tìm lời giải ta lấy chiều cao của Hùng trừ đi chiều cao của Tuấn.

Lời giải chi tiết:

Hùng cao hơn Tuấn số xăng-ti-mét là :

142 – 136 = 6 (cm)

Đáp số : 6cm

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/don-vi-do-do-dai/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button