Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào trường quân đội là một câu hỏi trong môn Giáo dục Quốc phòng lớp 12. Nếu các em chưa biết trả lời sao cho đúng thì dưới đây là 5 mẫu để các em lựa chọn trả lời. Mời các em theo dõi bài học ngay sau đây nhé.
Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào trường quân đội?
Suy nghĩ của em khi được trúng tuyển vào một trường quân đội:
Bạn đang xem bài: Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào trường quân đội?
Mẫu 1
Khi được trúng tuyển vào 1 trường quân đội. Em cảm thấy thật vinh dự và tự hào. Vì khi vào trường quân đội em sẽ được học tập và rèn luyện trong môi trường đầy tính kỉ luật, khiến bản thân sẽ trở nên mạnh mẽ, có thể đương đầu với khó khăn thử thách. Trường quân đội cũng có rất nhiều ưu ái về học phí, không phải thuê chỗ ở và đặc biệt là sau khi ra trường em sẽ được cống hiến cho Tổ quốc, giúp đỡ người dân và gia đình mình. Nhưng để có thể trúng tuyển vào 1 trường quân đội là 1 thử thách lớn đối với bản thân em và em sẽ phải cố gắng học tập hơn nữa.
Mẫu 2
Ai mong cũng mong muốn trúng tuyển vào 1 trường quân đội. Bản thân cảm thấy thật vinh dự cho mình. Vì khi vào trường quân đội sẽ chúng ta có thể cống hiến cho Tổ quốc, giúp đỡ người dân, giúp đỡ chính bản thân và gia đình. Nhưng để có thể trúng tuyển vào 1 trường quân đội là 1 thử thách lớn đối với mỗi họ sinh. Vì vậy hãy luôn học tập chăm chỉ, chú ý tới sức khỏe để có cơ hội trúng tuyển hơn.
Mẫu 3
Trúng tuyển vào một trường quân đội nào thì bản thân em sẽ luôn cảm thấy thật sự tự hào và hãnh diện. Ở chế độ chính sách, chúng ta thi vào ngành này là rất hoan nghênh. Một mặt, ta ra trường sẽ có việc làm, có lương ổn định cũng như đảm bảo được đời sống cho bản thân. Mặt khác, ta chọn vào ngành là đã sẵn sàng phục vụ, cống hiến hết mình cho Tổ Quốc.
Mẫu 4
Khi được trúng tuyển vào 1 trường quân đội. Em cảm thấy thật vinh dự cho mình. Vì khi vào trường quân đội sẽ giúp ít phần nào cuộc sống của chúng ta . Chúng ta có thể cống hiến cho Tổ quốc. Giúp đỡ người dân chính bản thân và gia đình. Nhưng để có thể trúng tuyển vào 1 trường quân đội là 1 thử thách lớn đối với bản thân em và tất cả những ai mong muốn vào trường quân đội.
Mẫu 5
Trúng tuyển vào một trường quân đội sẽ khiến em và bố mẹ cảm thấy thật sự tự hào và hãnh diện. Quân đội luôn là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ ước mơ. Một mặt, khi học trong trường sẽ không phải đóng học phí, khi ra trường sẽ có việc làm, có lương ổn định cũng như đảm bảo được đời sống cho bản thân. Mặt khác, chọn vào ngành là đã sẵn sàng phục vụ, cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc.
Trình bày đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội
Tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học trong các trường quân đội:
a. Đối tượng tuyển sinh
– Quân nhân tại ngũ.
– Công nhân viên chức quốc phòng.
– Nam thanh niên ngoài quân đội.
– Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân.
b. Tiêu chuẩn tuyển sinh:
– Tự nguyện đăng ký dự thi.
– Có lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng.
– Tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông đủ điểm qui định vào trường dự thi.
– Sức khỏe theo qui định.
c. Tổ chức tuyển sinh quân sự:
* Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự:
– Hàng năm, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Tất cả các thí sinh phải qua sơ tuyển
- Môn thi, nội dung và hình thức: Thông tin trong cuốn: “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” hàng năm.
- Các mốc thời gian: Theo qui định chung của Nhà nước.
- Chính sách ưu tiên: Theo qui định chung của Nhà nước.
- Dự bị đại học: Đối với một số đối tượng được hưởng chính sách.
************
Trên đây là 5 mẫu trả lời cho câu hỏi Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào trường quân đội? Hy vọng sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập trên lớp.
Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/em-co-suy-nghi-gi-khi-trung-tuyen-vao-truong-quan-doi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục