Giáo dục

Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O

Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phương trình phản ứng hóa giữa sắt (III) oxit với axit nitric. Ở phương trình phản ứng này Fe2O3 tác dụng với HNO3 loãng chỉ tạo ra muối sắt (III) và nước. Mời các bạn tham khảo phương trình dưới đây:

1. Phương trình phản ứng Fe2O3 tác dụng HNO3 loãng

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

2. Điều kiện phản ứng Fe2O3 và dung dịch HNO3

Không có

Bạn đang xem bài: Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O

3. Cách thực hiện phản ứng Fe2O3 và dung dịch HNO3

Cho Fe2O3 tác dụng với axit nitric

4. Hiện tượng nhận biết

Chất rắn màu đen Sắt III Oxit (Fe2O3) tan dần.

5. Thông tin về Fe2O3 

Tính chất vật lí

Là chất rắn, nâu đỏ, không tan trong nước.

Tính chất hoá học

  • Tính oxit bazơ

Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit tạo ra dung dịch bazơ tạo ra dung dịch muối và nước.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

  • Tính oxi hóa

Fe2O3 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao như: H2, CO, Al → Fe:

Fe2O3 + 3H2 overset{t^{o} }{rightarrow} 2Fe + 3H2O

Fe2O3 + 3CO overset{t^{o} }{rightarrow} 2Fe + 3CO2

Fe2O3 + 2Al overset{t^{o} }{rightarrow} Al2O3 + 2Fe

Điều chế

Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematit.

Nhiệt phân Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (t0)

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II)?

A. Cl2

B. dung dịch HNO3 loãng

C. dung dịch AgNO3

D. dung dịch HCl đặc

Đáp án D

Phương trình hóa học xảy ra:

A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

B. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O

C. Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 2. Dãy các phi kim nào sau đây khi lấy dư tác dụng với Fe thì chỉ oxi hoá Fe thành Fe (III)?

A. Cl2, O2, S

B. Cl2, Br2, I2

C. Br2, Cl2, F2

D. O2, Cl2, Br2

Đáp án C

Phương trình hóa học xảy ra:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2Fe + 3Br2 → 2FeBr3

2Fe + 3l2 → 2Fel3

Câu 3. Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho sắt tác dụng với dung dịch axit HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển thành hợp chất sắt (III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch

A. một lượng Fe dư .

B. một lượng kẽm dư.

C. một lượng HCl dư.

D. một lượng HNO3 dư.

Đáp án A

Dung dịch FeCl2 dễ bị không khí oxi hóa thành muối Fe3+ . Để bảo quản FeCl2 người ta thêm 1 lượng Fe vì:

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Không dùng HNO3 vì HNO3 oxi hóa luôn ion Fe2+ thành Fe3+,

Không dùng Zn sẽ tạo ra 1 lượng muối Zn2+,

Không dùng HCl sẽ không ngăn cản quá trình tạo Fe3+.

Câu 4. Cho 2,24 gam Fe tác dụng với oxi, thu được 3,04 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit. Để hoà tan hết X cần thể tích dung dịch HCl 2M là

A. 25 ml.

B. 50 ml.

C. 100 ml.

D. 150 ml.

Đáp án B

Áp dụng bảo toàn nguyên tố ta có:

nH = 2nO = 2.(3,04 – 2,24)/16 = 0,1 mol

Thể tích dung dịch HCl 1M là:

0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml

Câu 5. Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe(III)?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội

C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Đáp án D

Câu 6. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây ?

A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch CuCl2

Đáp án D

A. Mất màu thuốc tím

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

B. Mất màu da cam

2K2CrO7 + 18FeSO4 + 14H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 9Fe2(SO4)3 + 14H2O

C. Mất màu đỏ nâu

6FeSO4 + 3Br2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeBr3

Câu 7. Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO?

A. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C.

B. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí.

C. Nhiệt phân Fe(NO3)2

D. Đốt cháy FeS trong oxi.

Đáp án A

Câu 8. Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

A. 7,84

B. 6,12

C. 5,60

D. 12,24

Đáp án A

nHNO3 = 0,4 mol ⇒ mHNO3 = 0,4.63 = 25,2 gam

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O (1)

Phản ứng (1) xảy ra, khối lượng chất tan giảm đi, mà theo đề bài, khối lượng chất tan là 26,44 gam > 25,2 gam nên xảy ra phản ứng hoà tan Fe dư

2Fe3+ + Fe → 3Fe2+ (2)

⇒ phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn,

nFe(1) = 1/4nHNO3 = 0,1 mol

⇒ mFe(1) = 5,6 gam ⇒ mFe(2) = 26,44 – 0,1.242 = 2,24 gam

mFe = 5,6 + 2,24 = 7,84 gam

Câu 9. Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít SO2 (đktc). Phần dd chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là:

A. Fe3O4; m = 23,2(g).

B. FeO, m = 32(g).

C. FeO; m = 7,2(g).

D. Fe3O4; m = 46,4(g)

Đáp án D

xFe2y/x + → xFe3+ + (3x – 2y)e

S6+ + 2e (0,2) → S4+ (0,1 mol)

nmuối = nFe2(SO4)3 = 0,3 mol ⇒ nFe2y/x+ = 0,6 mol

Bảo toàn e: [0,6.(3x – 2y)]/2 = 0,2 ⇒ x : y = 3 : 4 ⇒ nFe3O4 = 0,2 ⇒ m = 0,2. 232 = 46,4g

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).

B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.

C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

D. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Đáp án C

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

B. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

C. sai Fe2+ thể hiện cả tính oxi hóa ví dụ:

2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe

D. Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội

Câu 11. Có 4 dung dịch muối riêng biệt; CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch NaOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án A

CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3 overset{KOH}{rightarrow}Cu(OH)2, Fe(OH)3 overset{NH_{3} }{rightarrow}Fe(OH)3

Do NaOH dư => kết tủa Zn(OH)2 , Al(OH)3 tan hết (Vì Zn(OH)2, Al(OH)3 là các chất lưỡng tính tan trong NaOH)

Zn(OH)2 + 2NaOH →  Na2ZnO2 + 2H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Cu(OH)2 tạo phức với dung dịch NH3 => chất rắn chỉ còn Fe(OH)3

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Câu 12. Cho 6 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 5,6 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Nồng độ % các chất có trong dung dịch A là :

A. 36,66% và 28,48%.

B. 27,19% và 21,12%.

C. 27,19% và 72,81%.

D. 78,88% và 21,12%.

Đáp án B

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Nito

=> nHNO3 = nNO3 + nNO2

Do nNO3 = ne trao đổi = nNO2

=> nHNO3 = 0,5 mol

mHNO3 = 0,5.63 = 31,5 gam

=> mdd HNO3 = 31.5:C% = 31,5: 63 . 100 = 50 (gam)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m dung dịch muối = m hỗn hợp kim loại + m dd HNO3 – m NO2

= 6 + 50 – 0,25 .46 = 44,5 (gam)

Gọi số mol của Fe, Cu lần lượt là x, y mol

Ta có hệ phương trình như sau:

56x + 64y = 6

3x + 2y = 0,25

=> x = 0,05 ; y = 0,05

m Fe(NO3)3 = 0,05.(56 + 62.3) = 12,1 (gam)

mCu(NO3)2 = 0,05.(64 + 62.2) = 9,4 (gam)

% mFe(NO3)3 = 12,1 : 44,5. 100% = 27,19%

% mCu(NO3)2 =  9,4 : 44,5. 100% = 21,1%

Câu 13. Cho 16,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 2M và Cu(NO3)2 1M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 24,8

B. 32

C. 21,6

D. 49,6

Đáp án D

nFe = 0,3 mol;

nAgNO3 = 0,4 mol;

nCu(NO3)2 = 0,2 mol

Nhận xét: 2nFe > nAg => không xảy ra phản ứng Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+ => Fe tạo muối Fe2+

ne Fe cho tối đa = 0,3.2 = 0,6 mol

ne Ag+ nhận tối đa = 0,4 mol

ne Cu2+ nhận tối đa = 0,2.2 = 0,4 mol

Ta thấy : 0,4 < ne Fe cho tối đa < 0,4 + 0,4

=> Ag+ phản ứng hết, Cu2+ phản ứng 1 phần

=> ne Cu2+ nhận tạo Cu = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol => nCu = 0,1 mol

=> m = mAg + mCu = 0,4.108 + 0,1.64 = 24,8 gam

…………………….

Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu tại đây

    Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn. Nội dung tài liệu giúp các bạn biết cách viết và cân bằng phương trình phản ứng khi cho Fe2O3 tác dụng với HNO3, từ đó có thể nhận biết hiện tượng sau phản ứng.

    Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….

    Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

    Trang chủ: tmdl.edu.vn
    Danh mục bài: Giáo dục

    Lương Sinh

    Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
    Back to top button