Giáo dục

FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl

FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phản ứng trao đổi khi cho FeCl2 tác dụng với AgNO3, sảm phẩm sau phản ứng thu được kết tủa trắng của muối bạc clorua.Hy vọng tài liệu giúp bạn đọc vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng FeCl2 tác dụng AgNO3

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

2. Điều kiện phản ứng FeCl2 tác dụng với AgNO3

Không có

Bạn đang xem bài: FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl

3. Cách tiến hành phản ứng FeCl2 tác dụng với AgNO3

cho AgNO3 tác dụng với dung dịch muối FeCl2

4. Hiện tượng sau phản ứng FeCl2 tác dụng với AgNO3

Xuất hiện kết tủa trắng bạc clorua (AgCl).

5. Một số thông tin về muối (II) clorua 

Sắt(II) clorua là tên gọi để chỉ một hợp chất được tạo bởi sắt và 2 nguyên ử clo. Thường thu được ở dạng chất rắn khan.

Công thức phân tử: FeCl2

Tính chất hóa học

Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

Có tính khử Fe2+ → Fe3+ + 1e

  • Tính chất hóa học của muối

Tác dụng với dung dịch kiềm:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Tác dụng với muối

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl

  • Tính khử

Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

3FeCl2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O + 6HCl

6. Bài tập  vận dụng liên quan

Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?

A. ZnS + HNO3(đặc nóng)

B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)

C. FeSO4 + HNO3(loãng)

D. Cu + HNO3 (đặc nóng)

Đáp án C

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Trong phản ứng này HNO3 đóng vai trò như một axit thông thường.

Câu 2. HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.

B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.

C. CuS, Pt, SO2, Ag.

D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Đáp án D

Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO

15NH4HCO3 + 5HNO3 → 10NH4NO3 + 2H2O + 15CO2

Mg(OH)2 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + 2H2O

Câu 3. Có các mệnh đề sau:

(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.

(3) Khi nhiệt phâm muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2

(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đè trên, những mệnh đề đúng là

A. (1) và (3).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (2).

Đáp án D

Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)

(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt

Câu 4. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Có kết tủa đỏ nâu.

D. Kết tủa màu trắng.

Đáp án C: FeCl3 + 3KOH → 3KCl + Fe(OH)3

Câu 5. Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra chất không tan (kết tủa). Chất X là:

A. BaCl2

B. NaOH

C. Ba(OH)2

D. H2SO4

Đáp án C

Dung dịch chất X có pH > 7 => X là dung dịch bazơ => loại A và D

Dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa => X là Ba(OH)2

Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KOH

Câu 6. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → muối A1 → muối A2 → muối A3 → Fe

A1, A2, A3 là các muối của sắt (II)

Theo thứ tự A1, A2, A3 lần lượt là:

A. FeCO3, Fe(NO3)2, FeSO4

B. FeS, Fe(NO3)2, FeSO4

C. Fe(NO3)2, FeCO3, FeSO4

D. FeCl2, FeSO4, FeS

Đáp án C

Fe + Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu

Fe(NO3)2 + Na2CO3 → FeCO3 + 2NaNO3

FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 + H2O

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

Câu 7. Cho 3,36 gam bột sắt vào 300 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 6,12.

B. 3,24.

C. 0,96.

D. 4,2.

Đáp án A

nFe = 3,36 : 56 = 0,06 mol

nAgNO3 = 0,1.0,3 = 0,03 mol

nCu(NO3)2 = 0,5.0,3 = 0,15 mol

Thứ tự các phương trình phản ứng :

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

0,015 ← 0,03 → 0,015 → 0,03

=> nFe còn = 0,06 – 0,015 = 0,045 mol

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

0,045 → 0,045 → 0,045 => nCu(NO3)2 dư = 0,15 – 0,045 = 0,105 mol

Vậy chất rắn gồm: 0,03 mol Ag và 0,045 mol Cu

=> m = 0,03.108 + 0,045.64 = 6,12 g

Câu 8. Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 16,0.

B. 11,2.

C. 16,8.

D. 18,0.

Đáp án A

Phương trình ion

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Phương trình phản ứng hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Theo 2 phương trình (1) và (2) ta có:

nFe pư = nCu2+ + 0,5nHCl = 0,15 + 0,2 : 2 = 0,25 mol

nCu = nCu2+ = 0,15 mol

=> m KL sau phản ứng = mFe bđ – mFe pư + mCu

=> m – 0,25.56 + 0,15.64 = 0,725m => m = 16 gam

………………….

Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn phương trình phản ứng FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….

Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button