Công thức Hóa HọcGiáo dục

Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O là phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3, từ đó vận dụng giải các bài tập nhiệt phân cũng như hoàn thành các chuỗi phản ứng hóa học vô cơ từ Fe(OH)3 ra Fe2O3 dựa vào phương trình này. Mời các bạn tham khảo.

Phương trình nhiệt phân Fe(OH)3

2Fe(OH)3 overset{t^{o} }{rightarrow} Fe2O3 + 3H2O

Điều kiện để phản ứng Fe(OH)3 ra Fe2O3

Nhiệ độ

Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit và nước

Tương tự Fe(OH)3, một số bazơ không tan khác như Cu(OH)2, Al(OH)3,… cũng bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit và nước.

Cu(OH)2 overset{t^{o} }{rightarrow} CuO + H2O

Ứng dụng Fe2O3

Fe2O3 có vai trò rất quan trọng trong việc tạo màu cho các loại men gốm sứ và giúp làm giảm rạn men. – Các hợp chất sắt là các chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Sắt có thể biểu hiện khác biệt tùy thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và tùy theo thành phần hoá học của men.

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Bazo nào dưới đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước

A. Ba(OH)2.

B. Ca(OH)2.

C. KOH.

D. Zn(OH)2.

Đáp án D

Câu 2. Dãy bazo nào sau đây bị nhiệt phân hủy

A. Ba(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3.

B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.

Đáp án C: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

Câu 3. Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:

A. Zn(OH)2

B. Fe(OH)3

C. KOH

D. Al(OH)3

Đáp án C

Câu 4. Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):

A. NaOH và KCl

B. NaOH và HCl

C. NaOH và MgCl2

D. NaOH và Al(OH)3

Đáp án A

Câu 5. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: KCl, Ba(OH)2, KOH, K2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

A. quỳ tím

B. dung dịch HCl

C. dung dịch BaCl2

D. dung dịch KOH

Đáp án A

Trích mẫu thử ra ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: KOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: KCl, K2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là K2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng:

Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 + KOH

Câu 6. Hòa tan hết m gam nhôm vào dung dịch NaOH 1M, thu được 13,44 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là

A. 200 ml

B. 150 ml

C. 400 ml

D. 300 ml

Đáp án C

nH2(đktc) = VH2/22,4 = 13,44/22,4 = 0,6 (mol)

Phương trình phản ứng hóa học

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

(mol) 0,4 ← 0,6

Theo phương trình phản ứng hóa học

nNaOH = 2/3nH2 =2/3.0,6 = 0,6 (mol)

→ VNaOH = nNaOH : C­M = 0,4 : 1 = 0,4 (lít) = 400 (ml)

Câu 7. Để hoà tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là :

A. 1,8.

B. 0,8.

C. 2,3.

D. 1,6.

Đáp án B

Vì số mol của FeO và Fe2O3 trong hỗn hợp bằng nhau nên ta quy đổi hỗn hợp FeO, Fe3O4 và Fe2O3 thành Fe3O4.

Ta có = 13,6/233 = 0,05 mol.

nHCl = 2.nO (trong oxit) = 2 . 0,05 .4 = 0,4 (mol)

=> VHCl = 0,4 : 0,5 = 0,8 lít

Câu 8. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 31,5 gam HNO3, thu được 0,784 lít NO2 (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4,88 gam chất rắn X. Nồng độ % của dung dịch HNO3 có giá trị là:

A. 47,2%.

B. 46,2%.

C. 46,6%.

D. 44,2%.

Đáp án B

Chất rắn X là Fe2O3

=> nFe2O3 = 4,88/160 = 0,0305 mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe

=> nFe(OH)3 = 2  nFe2O3 = 0.0305. 2 = 0,244 mol

Gọi số mol của Fe3O4, FeS2 lần lượt là x, y (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe

=>  3.nFe3O4 + nFeS2 = nFe(OH)3

=> 3x + y = 0,122 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron

=> nFe3O4 + 15 . nFeS2 = nNO2

=> x + 15y = 0,035 (2)

Từ (1) và (2)

=> x = 0,02; y = 0,002

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na

=> nNaOH = nNaNO3 + 2.nNa2SO4 (3)

nNa2SO4 = 2 . nFeS2 = 0,001 . 2 = 0,002 mol (4)

=> nNaNO3 = 0,02 – 0,002 . 2 = 0,196 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố N là:

nHNO3 = nNaNO3 + nNO2 = 0,196  + 0,35 = 0,231 (mol)

=> C% HNO3 = (0,231 . 31,5):31,5. 100% = 46,2%

Câu 9. Người ta tiến hành điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được, không bị chuyển thành hợp chất sắt (III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch chất gì để bảo quản

A. một lượng sắt dư .

B. một lượng kẽm dư.

C. một lượng HCl dư.

D. một lượng HNO3 dư.

Đáp án A

Câu 10. Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hổn hợp X gồm Fe và FeO, hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 1,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng). Giá trị của m là

A. 46,4 gam.

B. 23,2 gam.

C. 11,6 gam.

D. 34,8 gam.

Đáp án B

Theo bài ra, xác định được sau phản ứng chỉ thu được FeSO4

→ nFeSO4 = nSO42- = naxit = 0,3 mol.

Bảo toàn nguyên tố Fe → nFe3O4 = 0,3 : 3 = 0,1 mol

→ m = 0,1.232 = 23,2 gam.

Trên đây Tmdl.edu.vn đã giới thiệu Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O tới bạn đọc. Chúc các bạn học tập thật tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button