Tổng hợp

File /etc/passwd là gì? File /etc/passwd được sử dụng để làm gì?

Linux là một hệ điều hành đa người dùng. Và để tạo điều kiện quản lý người dùng thích hợp, hệ thống lưu trữ thông tin người dùng trong file /etc/passwd.

Hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu file passwd là gì và vai trò quan trọng của file này khi quản lý người dùng trong Linux.

Bạn đang xem bài: File /etc/passwd là gì? File /etc/passwd được sử dụng để làm gì?

File /etc/passwd là gì?

File passwd trong Linux là file cấu hình chứa thông tin chi tiết về người dùng. Một đặc điểm quan trọng của file passwd là nó là file văn bản ASCII mà người dùng có thể chỉnh sửa dễ dàng bằng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào như Nano và Vim.

Mặc dù bạn có thể thêm và quản lý người dùng trực tiếp bằng cách sử dụng file passwd, nhưng không nên thực hiện điều đó vì hành động này dễ mắc lỗi chính tả và gây ra sự cố. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các lệnh quản lý người dùng khác nhau như useradd để thêm người dùng vào hệ thống của mình.

Xem file /etc/passwd

Để xem nội dung của file passwd, bạn có thể sử dụng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào hoặc công cụ lệnh xem file. Trong hướng dẫn này, bài viết sẽ sử dụng lệnh cat:

cat /etc/passwd

Đầu ra sẽ tương tự như bên dưới.

Nội dung file /etc/passwd
Nội dung file /etc/passwd

Mỗi dòng thực sự đại diện cho một user trên hệ thống của bạn, vì vậy đừng ngạc nhiên khi bạn có rất nhiều userđược liệt kê. Hầu hết họ là người dùng hệ thống kiểm soát các ứng dụng cụ thể trên máy Linux của bạn. Ví dụ, user mail chịu trách nhiệm cho ứng dụng Mail.

    Giải thích các trường trong file /etc/passwd

    Từ kết quả đầu ra ở trên, rất rõ ràng rằng file /etc/passwd tuân theo một mẫu rất cụ thể.

    Mỗi dòng user được chia nhỏ hơn nữa thành 7 phần hoặc trường được phân tách bằng ký tự dấu hai chấm (:) như bên dưới.

    Các trường trong file /etc/passwd
    Các trường trong file /etc/passwd

    1. Username

    Trường đầu tiên trong một dòng đại diện cho tên người dùng hoặc tên đăng nhập của người dùng. Trong ví dụ trên, tên người dùng là john.

    2. Password

    Trường thứ hai hiển thị mật khẩu được mã hóa của người dùng. Vì mục đích bảo mật, mật khẩu được giữ trong một file riêng biệt mà người dùng thông thường không thể đọc được. File /etc/shadow lưu trữ mật khẩu của người dùng trong Linux.

    Thông thường, trường mật khẩu chứa một dấu x để cho thấy rằng file shadow đang lưu trữ mật khẩu một cách bảo mật. Nếu trường trống thì người dùng không cần mật khẩu để đăng nhập. Để duy trì bảo mật hệ thống tổng thể, mọi người dùng trên hệ thống của bạn phải có mật khẩu. Bạn có thể sử dụng lệnh passwd để thay đổi hoặc quản lý mật khẩu người dùng trong Linux.

    3. User ID

    Trường User ID, thường được gọi là UID, là một số được hệ thống Linux sử dụng để xác định người dùng. Hầu hết người dùng hệ thống có User ID ít hơn con số 1000 trong khi người dùng thông thường có ID từ 1000 trở lên. Người dùng root (admin) thường có ID là 0.

    4. Group ID

    Trường thứ tư dành cho ID nhóm (thường được gọi là GID). Giống như ID người dùng, GID cũng là một số. ID nhóm xác định nhóm chính của một người dùng. Ngoài ra, GID phân loại tất cả người dùng trong các nhóm cụ thể để việc quản trị dễ dàng hơn. Một người dùng có thể thuộc nhiều nhóm trong Linux. Để tìm hiểu thêm về nhóm người dùng thuộc về bạn, bạn có thể xem file /etc/group.

    cat /etc/group

    5. GECOS

    Trường tiếp theo là trường GECOS. Nó thường chứa tên đầy đủ của người dùng và các chi tiết bổ sung như số điện thoại hoặc số phòng, được phân tách bằng dấu phẩy. Trường này là tùy chọn và do đó có thể để trống.

    6. Home Directory

    Trường này chứa thư mục /home được liên kết với người dùng. Đây là thư mục chính lưu trữ các file người dùng chính và các thư mục như /Desktop/Pictures. Trong ví dụ này, thư mục chính của người dùng là /home/john.

    Có các thư mục home riêng biệt cho mỗi user là một trong những yếu tố cho phép Linux trở thành một hệ điều hành đa người dùng thực sự.

    7. Shell

    Trường này chứa tên của shell mặc định được liên kết với người dùng. Shell là môi trường mà người dùng có thể chạy các lệnh và script. Hầu hết các bản phân phối Linux sử dụng Bourne Again Shell (Bash) làm chương trình shell mặc định.

    Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
    Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)

    Trang chủ: tmdl.edu.vn
    Danh mục bài: Tổng hợp

    Lương Sinh

    Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
    Back to top button