Đề bài: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Bạn đang xem bài: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
I. Dàn ý Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
– Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện
2. Thân bài
– Khái quát chung về tác phẩm “Hai đứa trẻ”:
+ Tóm tắt nội dung truyện ngắn
+ Nội dung giá trị hiện thực
+ Nội dung giá trị nhân đạo
– Phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
+ Bức tranh phố huyện về đêm
+ Cuộc sống lam lũ, nghèo khổ của người dân phố huyện
+ Ước mơ và khát vọng của người dân phố huyện
– Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
+ Tình cảm của tác giả đối với những cảnh người nghèo khổ cụ thể là những người dân phố huyện
+ Sự cảm thông, xót xa trước hoàn cảnh của người dân phố huyện
+ Sự trân trọng những phẩm chất, ước mơ và hoài niệm của những người dân nghèo
3. Kết bài
Nhận xét và đánh giá, mở rộng vấn đề
II. Bài văn mẫu Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Tác giả Thạch Lam – một nhà văn có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn, ông viết truyện nhưng cơ bản lại không có chuyện, tài nguyên chính để khai thác những truyện ngắn của Thạch Lam đó là thế giới nội tâm của nhân vật cùng những xúc cảm trong cuộc sống hàng ngày. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một truyện đặc sắc tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Thạch Lam, truyện không chỉ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình mà còn mang cả những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện trong bối cảnh đất nước khó khăn trước Cách mạng tháng Tám, nhân vật trung tâm chính là hai chị em Liên – An, đặc biệt truyện được kể theo nhân vật Liên đã đưa người đọc đến gần hơn với cuộc sống, suy nghĩ và những xúc cảm của người dân phố huyện từ đó càng thấm thía và xót thương với những kiếp người nghèo khó, cơ cực, cuộc sống tăm tối, quẩn quanh. Có thể thấy, tác giả Thạch Lam đã rất thành công khi phản ánh bối cảnh hiện thực xã hội vào tác phẩm, đó là một phố huyện nghèo nàn trước cách mạng.
Trước hết đó là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng nhưng đượm buồn, cảnh phố huyện lúc chiều muộn với tiếng trống thu không, “áng mây hồng như hòn than sắp tàn”, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, mũi ẩm mốc, tất cả đã quen thuộc với chị em Liên và những người dân phố huyện nghèo khổ. Cuộc sống của những con người nơi đây cũng giống như khung cảnh đìu hiu, xơ xác của thiên nhiên phố huyện, đó là một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, cảnh chợ tàn chỉ còn toàn rác rưởi, những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh tìm tòi bới móc những thứ còn sót lại của những người bán hàng. Bức tranh đã phản ánh hiện thực đời sống người dân miền Bắc nước ta trước cách mạng năm 1945, một cuộc sống nghèo tàn tạ. Cuộc sống về đêm khi tất cả chìm trong bóng tối càng khắc họa rõ hơn cuộc sống tối tăm, tù đọng, quẩn quanh, bế tắc của người dân phố huyện. Trước hoàn cảnh đó, con người ta luôn có những ước muốn, khát khao, giống như cảnh đợi tàu của hai chị em Liên, đợi tàu chỉ để thấy được ánh sáng, sự đông vui, nhộn nhịp, chờ đợi để được thấy cái gì đó tươi sáng hơn, khát khao về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” còn chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc và cao cả, xuất phát từ chính tấm lòng thương xót, cảm thông và tình cảm của tác giả đối với những số phận người dân nghèo nơi phố huyện. Qua cách miêu tả và kể chuyện về cuộc sống những con người trong phố huyện như gash hàng nước của mẹ con chị Tí, gánh phở của bác Siêu, quán tạp hóa của chị em Liên hay bà cụ Thi Điên, đã bộc lộ rõ tác giả xót xa biết bao trước cảnh nghèo đói, tăm tối “An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được”. Không chỉ cảm thương về sự nghèo khổ, tác giả còn cảm thấy thương cho cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu của người dân huyện, từ chính sự cảm thương đó Thạch Lam cũng phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người họ. Đó là sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó, dù nghèo khó nhưng vẫn cố gắng bươn chải, dù kiếm được chút ít vẫn cố gắng duy trì, vẫn luôn giàu lòng yêu thương với nhau và đặc biệt là vẫn luôn nuôi hy vọng và mơ ước về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Thạch Lam trân trọng những ước mơ, khát khao đó, mong muốn một chuyến tàu đi qua mang theo một thế giới mới, một thứ ánh sáng mới khác với ánh sáng từ bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn dầu của chị Tí và chị em Liên.
Đọc truyện “Hai đứa trẻ” ta như được trở về với bối cảnh xã hội cũ năm 1945, cảm nhận rõ cái nghèo, cái đói bủa vây. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm đã cho người đọc thấy được tài năng và tấm lòng đáng quý của nhà văn Thạch Lam.
Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu chất hiện thực được biết bằng tấm lòng nhân đạo, đồng cảm sâu sắc của Thạch Lam với những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện, bên cạnh bài Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, các em có thể tìm hiểu chi tiết về tác phẩm qua bài: Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, Cảm nhận về truyện Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, Chất thơ trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/gia-tri-hien-thuc-va-nhan-dao-trong-truyen-ngan-hai-dua-tre/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục