Ý nghĩa nhan đề Đại cáo bình Ngô
Giải thích nhan đề Bình Ngô Đại cáo
Tại sao lại là Bình Ngô đại cáo? Ý nghĩa nhan đề Đại cáo bình Ngô là gì? Em hãy giải thích nhan đề Đại cáo bình Ngô. Sau đây là một số mẫu giải thích nhan đề Đại cáo bình Ngô hay và chi tiết sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn dụng ý của tác giả khi đặt tiêu đề tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
Bạn đang xem bài: Giải thích nhan đề Đại cáo bình Ngô
Bình Ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428 để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh.
1. Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo
Mùa xuân 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Nguyễn Trãi đã viết “Bình Ngô đại cáo”, áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo kết thúc cuộc chiến chống ách đô hộ phương Bắc thắng lợi, giành lại độc lập cho Đại Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao lại là “Bình Ngô đại cáo” mà không phải là “Bình Minh đại cáo”? Có người cho rằng vì người Việt ta từ xưa, luôn gọi bọn xâm lược phương Bắc là giặc Ngô, nên Nguyễn Trãi đã viết bài cáo của mình với nhan đề là Bình Ngô, một người như Nguyễn Trãi lại có một tư tưởng thông thường như vậy sao? Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.
2. Ý nghĩa nhan đề Bình Ngô đại cáo
Đại cáo bình Ngô là dịch 4 chữ Hán : Bình Ngô Đại Cáo, tác phẩm Do Nguyễn Trãi viết lấy danh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ.
Nhan đề có ý nghĩa sau :
- Đại: lớn.
- Cáo: báo cáo.
- Bình : dẹp yên giặc, bình định xong.
- Ngô: Giặc Ngô (Nhà Minh Trung Quốc).
Vậy Đại Cáo Bình Ngô là Bản cáo lớn gởi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán Văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu , trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc Khởi Nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học