Ý nghĩa của văn bản Làng
Giải thích nhan đề của tác phẩm Làng
Làng là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp viết về nhân vật chính là ông Hai (một người nông dân yêu nước). Vậy tại sao tác giả lại đặt nhan đề của câu truyện là Làng? Mời các bạn cùng tham khảo giải thích nhan đề Làng cũng như ý nghĩa văn bản Làng trong nội dung dưới đây của Tmdl.edu.vn.
Bạn đang xem bài: Giải thích nhan đề Làng – Ý nghĩa của văn bản Làng
1. Giải thích nhan đề bài Làng của Kim Lân
Nhà văn Kim Lân đã đặt nhan đề cho tác phẩm là Làng chứ không phải Làng Dầu bởi vấn đề cốt lõi tác giả muốn đề cập đến ở đây chính là phạm vi. Tác gải không bó buộc trong 1 địa danh nhất định mà từ làng chung chung ở đây thể hiện cho lòng yêu nước của mọi người dân ở các ngôi làng trên đất nước Việt Nam. Nhan đề Làng ở đây vừa tượng trưng cho ngôi Làng Dầu của ông Hai vừa là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
2. Tóm tắt truyện Làng
Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
3. Ý nghĩa tác phẩm Làng
1. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng – Mẫu 1
“Làng” là một truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân được viết vào năm 1948. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai với tình huống làng Chợ Dầu của ông bị đồn là theo giặc. Xuyên suốt tác phẩm là những suy nghĩ trằn trọc cùng lo âu của ông với ngôi làng thân thương. Nhan đề “Làng” tuy ngắn gọn nhưng lại có tính khái quát. Nó gợi ra nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bởi nhắc đến làng là ta nghĩ ngay đến nơi gắn bó thân thương nhất của bản thân mình, là nơi gia đình mình dừng chân suốt bao năm, mang nặng một tình cảm khó có thể chia rời. Nhan đề tác phẩm gợi nhắc cho bạn đọc về tình yêu với làng xóm thân quen, để rồi rộng ra là tình yêu đất nước. Đồng thời, nhan đề tác phẩm cũng đã khẳng định đó không chỉ là tình cảm riêng biệt của ông Hai, mà cũng chính là tình cảm mọi người dân trên đất nước Việt Nam yêu dấu này.
2. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng – Mẫu 2
Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thông qua diễn biến tâm trạng của một nhân vật cụ thể (ông Hai), trong một hoàn cảnh cụ thể (đang ở nơi tản cư, nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc), tác giả đã khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người Việt Nam thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương, đất nước. Chủ đề này không mới, nhưng nét đặc sắc của tác phẩm chính là ở chỗ nhân vật của truyện. Ông Hai hông được trực tiếp tham gia bảo vệ quê hương (ông Hai phải đưa gia đình rời làng đi tản cư trong những ngày kháng chiến). Nhưng tình cảm yêu làng, lòng yêu nước và nhiệt huyết cách mạng trong ông lại rất sâu sắc. Tình cảm ấy được nhà văn Kim Lân diễn tả một cách sinh động, cụ thể, vừa mang tính khái quát, trở thành tình cảm cộng đồng. Nhan đề tuy ngắn nhưng lại mang tính khái quát cao.
3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng – Mẫu 3
“Làng” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Đầu tiên, có thể hiểu “làng” là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong xã hội ở nước ta. Khi đặt vào trong tác phẩm, làng được nói đến là làng Chợ Dầu – cái làng mà ông Hai hết mực yêu thương và tự hào. Nhưng Kim Lân không đặt tên cho tác phẩm của mình là “Làng Chợ Dầu” mà lại là “Làng”, giúp nhan đề có tính khái quát hơn. Bởi nhà văn không chỉ đề cập đến một cái làng cụ thể. Làng là hình ảnh mang tính biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc. Đồng thời, nhà văn cũng gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của những người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học