Giáo dục

Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m – Toán 9 chuyên đề

Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m. Phương trình bậc 2 một ẩn là một trong những dạng toán hay gặp trong các đề thi vào lớp 10, đặc biệt là dạng toán giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m làm nhiều em gặp khó khăn vì không nắm vững được cách giải.

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết cách giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m ở chương trình toán lớp 9 để các em cảm thấy việc giải dạng toán này cũng không hề khó nhằn như nhiều em vẫn nghĩ.

A. Cách giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m

Giải phương trình bậc 2 dạng: ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)

Để giải phương trình bậc 2, điều đầu tiên các em cần nhớ là công thức tính biệt thức delta: Δ = b2 – 4ac

– Nếu Δ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

  

– Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép:

– Nếu Δ < 0 thì phương trình vô nghiệm.

> Lưu ý: Nếu hệ số b của phương trình bậc 2 là số chẵn (tức b = 2b’) ta có thể tính biệt thức Δ’ để giải biện luận phương trình.

 Δ’ = b’2 – ac

Nếu Δ’ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

Nếu Δ’ = 0 thì phương trình có nghiệm kép:

Nếu Δ’ < 0 thì phương trình vô nghiệm.

Cách giải và biện luận phương trình bậc 2 có chứa tham số m

Xét các trường hợp của hệ số a:

+ Nếu a = 0 thì tìm nghiệm của phương trình bậc nhất.

+ Nếu a ≠ 0 thì thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Tính biệt thức delta (hoặc Δ’)

– Bước 2: Xét các trường hợp của delta chứa tham số

– Bước 3: Tìm nghiệm của phương trình theo tham số

B. Bài tập minh họa Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m

* Bài tập 1: Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m sau:

x2 – 2(3m – 1)x + 9m2 – 6m – 8 = 0 (*)

* Lời giải:

Để ý phương trình (*) có các hệ số: a = 1; b = 2(3m – 1) và c = 9m2 – 6m – 8

Vì vậy ta tính biệt số Δ’, ta có:

 Δ’ = b’2 – ac = (3m – 1)2 – 1.(9m2 – 6m – 8)

 = 9m2 – 6m + 1 – 9m2 + 6m + 8

 = 9 > 0

Suy ra: 

Nên sao có 2 nghiệm phân biệt: 

 

→ Kết luận: Với mọi tham số m thì pt (*) luông có 2 nghiệm phân biệt.

* Bài tập 2: Giải và biện luận phương trình bậc 2 sau theo tham số m:

 3x2 – mx + m2 = 0

* Lời giải:

Các hệ số của phương trình bậc 2 trên: a = 3; b = -m; c = m2

Tính biệt thức delta:

 Δ = b2 – 4ac = (-m)2 – 4.3.m2 = m2 – 12m2 = -11m2 ≤ 0 (với mọi m)

+ Trường hợp: Δ = 0 ⇔ -11m2 = 0 ⇔ m = 0

Phương trình (*) có nghiệm kép: x1 = x2 = 0

+ Trường hợp: Δ < 0 ⇔ -11m2 < 0 ⇔ m ≠ 0

Phươn trình (*) vô nghiệm.

→ Kết luận: Với m = 0 pt (*) có nghiệm kép x = 0

Với m ≠ 0 pt (*) vô nghiệm

* Bài tập 3: Cho phương trình mx2 – 2(m – 1)x + (m + 1) = 0 (*) với m là tham số.

a) Giải phương trình với m = -2.

b) Tìm m để phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt.

c) Tìm m để phương trình (*) có 1 nghiệm.

* Lời giải:

a) Với m = -2, pt (*) trở thành: -2x2 – 2(-2 – 1)x + (-2 + 1) = 0

⇔ -2x2 + 6x – 1 = 0

⇔ 2x2 – 6x + 1 = 0

Tính biệt số delta (các em có thể tính delta phẩy sẽ gọn hơn nhé):

Δ = b2 – 4ac = (-6)2 – 4(2.1) = 36 – 8 = 28 > 0

Suy ra 

Phương trình có 2 nghiệm phân biệt:

b) Phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khi: 

Δ’ = b’2 – ac = (m – 1)2 – m(m + 1)

= m2 – 2m + 1 – m2 – m

= -3m + 1

Δ’ > 0 ⇔ -3m + 1 > 0 ⇔ m <1/3

Vậy phương trình (*) có 2 nghiệm khi chỉ khi: 

c) Với m = 0: Pt(*) có dạng pt bậc nhất một ẩn: 2x + 1 = 0.

Khi đó pt có nghiệm duy nhất x = -1/2

Với m ≠ 0: pt(*) là pt bậc 2 một ẩn, có 1 nghiệm khi Δ’ = 0

⇔ -3m + 1 = 0 ⇔ m = 1/3

Kết luận: Phương trình (*) có nghiệm duy nhất khi m = 0 hoặc m = 1/3.

* Bài tập 4: Giải và biện luận phương trình bậc 2 chứa tham số m sau:

(m – 1)x2 – 2mx + m + 2 = 0  (*)

* Lời giải:

Để ý pt(*) có các hệ số: a = (m – 1); b = (-2m); c = (m + 2)

+ Xét trường hợp a = 0, nghĩa là (m – 1) = 0 tức m = 1, ta có:

pt(*) trở thành: -2x + 3 = 0 ⇒ x = 3/2.

+ Xét trường hợp a ≠ 0 (m – 1 ≠ 0) tức m ≠ 1, ta có:

Δ’ = m2 – (m – 1).(m + 2)

= m2 – (m2 + 2m – m – 2)

= m2 – m2 – m + 2

= -m + 2

– Nếu  Δ’ > 0 ⇔ -m + 2 > 0 ⇔ m < 2 thì pt có 2 nghiệm phân biệt:

– Nếu Δ’ = 0 ⇔ -m + 2 = 0 ⇔ m = 2 thì pt có nghiệp kép:

– Nếu Δ’ < 0 ⇔ -m + 2 < 0 ⇔ m > 2 thì pt vô nghiệm

→ Kết luận:

Với m = 1 hoặc m = 2 phương trình (*) có nghiệm duy nhất.

Với m < 2 phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt

Với m > 2 phương trình (*) vô nghiệm

 

* Bài tập 5: Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số k:

a) (k – 1)x2 + 3kx + 2k + 1 = 0

b) kx2 + 2k2x + 1 = 0

* Bài tập 6: Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m:

a) x2 – 2(m – 4)x + m2 = 0

b) (2m – 7)x2 + 2(2m + 5)x – 14m + 1 = 0

Hy vọng với bài viết Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m ở trên giúp các em giải các bài tập dạng này một cách dễ dàng. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoághi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/giai-va-bien-luan-phuong-trinh-bac-2-theo-tham-so-m/

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button