Tổng hợp

Gô cổ là gì? Bắt khẩn cấp là gì?

Gô cổ là gì?

Gô cổ nghĩa là tóm, bắt một cái gì đó hay một người nào đó một cách nhanh và mạnh bạo, trong đó người tiến hành gô cổ là người có quyền lực cũng như trách nhiệm xử lý, còn người bị gô cổ là người vi phạm một điều gì đó và cần xử lý ngay lập tức.

Gô cổ là gì?
Gô cổ là gì?

Gô cổ có phải đánh không?

Gô cổ không phải đánh, chỉ là hành động tóm gọn đối tượng để thực hiện những biện pháp xử lý phía sau chứ chưa tác động vật lý lên người bị gô cổ. Gô cổ thường được dùng khi cơ quan chức năng gô cổ một đối tượng vi phạm pháp luật.

Bạn đang xem bài: Gô cổ là gì? Bắt khẩn cấp là gì?

Những từ đồng nghĩa với gô cổ là gì?

Dưới đây là một số từ đồng nghĩa với gô cổ, tuy nhiên có thể không tương đồng với gô cổ về sắc thái cũng như hoàn cảnh nên bạn đọc cân nhắc sử dụng những kiến thức tổng hợp khác để đánh giá và phân tích khi dùng trong các trường hợp khác nhau nhé.

Những từ đồng nghĩa với gô cổ là: gông cổ, tóm gọn, tóm cổ, bắt khẩn cấp,…

Bắt khẩn cấp là gì?

Khái niệm

Bắt khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn

Tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn

– Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

– Các trường hợp bắt người gồm:

+ Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

+ Bắt người phạm tội quả tang;

+ Bắt người đang bị truy nã;

+ Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;

+ Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Như vậy, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn.

Các trường hợp áp dụng lệnh bắt khẩn cấp

Tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

(1) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

(2) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

(3) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Bắt khẩn cấp là gì?
Bắt khẩn cấp là gì?

Thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp

Tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

– Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng;

Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển;

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Nội dung của lệnh bắt khẩn cấp

Căn cứ khoản 3 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định nội dung của lệnh bắt khẩn cấp người bị giữ như sau:

Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại Mục 2 và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về văn bản tố tụng như sau:

1. Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.

2. Văn bản tố tụng ghi rõ:

a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;

b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;

c) Nội dung của văn bản tố tụng;

d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến.

Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/go-co-la-gi-bat-khan-cap-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button