Công thức Hóa HọcGiáo dục

H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl

H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl là phương trình phản ứng oxi hóa khử khi sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được kết tủa màu vàng. Các bạn theo dõi bài viết phía dưới để biết thêm chi tiết.

Phương trình phản ứng H2S ra S

H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl.

Điều kiện thí nghiệm Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3

Nhiệt độ thường.

Cách tiến hành thí nghiệm phản ứng H2S tác dụng FeCl3

Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.

Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng có hiện tượng

Màu vàng nâu của dung dịch Sắt III clorua (FeCl3) nhạt dần và xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S).

Ứng dụng của H2S

Dùng làm nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric và nguyên tố lưu huỳnh. Sản xuất các chất sulfide vô cơ trung gian dùng làm nguyên liệu cho các quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, da và dược phẩm. Dùng để sản xuất nước nặng trong một số nhà máy điện hạt nhân

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là

A. không hiện tượng gì.

B. kết tủa trắng hóa nâu.

C. xuất hiện kết tủa đen.

D. có kết tủa vàng.

Đáp án D

Câu 2. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. dung dịch HCl

B. dung dịch FeCl3

C. dung dịch K2SO4

D. dung dịch NaCl

Đáp án B

Câu 3. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?

A. N2

B. CO2

C. H2

D. H2S

Đáp án D

Câu 4. Cho các chất sau: SO2, H2S, NH3, CO2, Cl2 số chất làm mất màu dung dịch Br2 là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án C

Câu 5. Nhúng 1 thanh Mg vào 100ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,4 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?

A. 4,8 g

B. 2,4 gam

C. 1,2 gam

D. 9,6 gam

Đáp án B

Phương trình ion thu gọn

Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+

0,05 0,1 0,1

Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe

x x x

mdung dịch giảm = mkim loại tăng = 56x – 24. (0,05 + x) = 0,4 g

→ x = 0,05

→ mMg tan = 0,1. 24 = 2,4 gam

Câu 6. Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là

A. 6

B. 7

C. 5

D. 4

Đáp án C

1) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

X: Cu2+; Fe2+ (trong dung dịch không tính Cu dư)

(2) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Y: Fe3+; Cu2+; Ag+

(3) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

(4) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

(5) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Câu 7. Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là:

A. không hiện tượng gì.

B. kết tủa trắng hóa nâu.

C. xuất hiện kết tủa đen.

D. có kết tủa vàng.

Đáp án D

Phương trình phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

Câu 8. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:

A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al

B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg

C. Au, Cu, Al, Mg, Zn

D. Cu, Ag, Au, Mg, Fe

Đáp án B

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Zn +2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Al+ 3Fe3+ → Al3+ + 3Fe2+

Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + Fe2+

Au, Ag không tác dụng với FeCl3

Trên đây Tmdl.edu.vn đã giới thiệu bộ tài liệu H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button