Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích bao gồm dàn ý chi tiết cùng những bài văn mẫu hay chọn lọc sẽ giúp các em học sinh lớp 10 hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích
Bạn đang xem bài: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể
Yêu cầu đối với kiểu bài Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể
– Về nội dung nghị luận:
- Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
- Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
– Về kĩ năng nghị luận:
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
- Lí lẽ xác đáng, bằng chứng đáng tin cậy.
- Sử dụng các câu chuyển tiếp, từ ngữ liên kết hợp lí.
- Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.
Mở bài | Giới thiệu được truyện kể, nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết. |
Thân bài | Trình bày các luận điểm làm nổi bật: ý nghĩa, giá trị chủ đề, những nét sặc sắc về nghệ thuật. |
Kết bài | Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc. |
Dàn ý Văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể
I. Mờ bài
Giới thiệu truyện kể. Nêu khái quát định hướng của bài viết.
II. Thân bài
Tóm tắt truyện
Chủ đề và ý nghĩa của chủ đề: Nêu được chủ đề của câu truyện và ý nghĩa của chủ đề đó
Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
- Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống
- Phân tích, đánh giá cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng và tác dụng trong việc thể hiện chủ đề
- Phân tích, đánh giá cách khắc họa tính cách nhân vật qua lời thoại, ngôn ngữ
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề và sự đặc sắc của các nét nghệ thuật.
Tác động của truyện đối với bản thân và người đọc.
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con cáo và chùm nho
Nhắc đến những câu chuyện ngụ ngôn nước ngoài, ta không thể bỏ qua truyện Con cáo và chùm nho của nhà văn nổi tiếng Hy Lạp Aesop (Aisōpos, khoảng năm 620-564 trước CN). Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện ngụ ngôn nước ngoài hay và đặc sắc về chủ đề cùng những hình thức nghệ thuật xuất sắc.
Truyện kể về con cáo vào một hôm xuống triền núi và thấy phía trước là một vườn nho căng tròn mọng nước khiến anh ta thèm thuồng tới mức nước bọt cứ trào ra. Vì thế, cáo đã tìm mọi cách để có thể chén được no nê những chùm nho đó. Nhưng thật không may mắn, từ cây cao đến cây thấp, cáo vẫn không thể nhảy đến chùm nho. Thậm chí, chùm thấp nhất khiến Cáo tự đắc rằng không gì có thể làm khó được nó cũng thất bại. Sau một hồi cố gắng, Cáo đành thở dài và cho rằng những chùm nho vỏ xanh kia chắc là chưa chín, vừa chua vừa chát, không ăn được. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.
Đọc Con cáo và chùm nho của nhà văn Hy Lạp Aesop, ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống mà nó gửi gắm. Hình ảnh con cáo đã được tác giả hình tượng hóa để đề cập đến vấn đề về sự biện hộ và tự cao của cá nhân. Điều mà câu chuyện muốn cảnh tỉnh là đừng quá đề cao bản thân, mình phải tự biết khả năng của mình đang nằm ở vị trí hay con số nào; khi sai lầm hoặc thất bại, hãy tự biết nhận lỗi, rút ra bài học cho bản thân và đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bản chất là một truyện ngụ ngôn, Con cáo và chùm nho đã mượn câu chuyện về con vật để ám chỉ về lối sống của con người. Chủ đề của truyện mang tính chất khái quát bởi không chỉ đúng trong đất nước hay con người Hy Lạp – nơi nó được sinh ra, mà đó là lời nhắn nhủ, cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi người. Chúng ta đừng như con cáo kia, đừng cho mình là nhất bởi ngoài kia còn rất nhiều người giỏi hơn và khi thất bại cũng đừng đổ lỗi cho bất kì ai, bất kì điều gì; hãy phát huy điểm mạnh bạn đang có, khắc phục điểm yếu, từ thất bại rút ra những bài học kinh nghiệm để vươn tới thành công.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong Con cáo và chùm nho thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Thông thường, khi muốn thể hiện lối ứng xử, tính cách của nhân vật, tác giả truyện ngụ ngôn sẽ đặt nhân vật của mình vào những tình huống nhất định. Con cáo và chùm nho cũng không ngoại lệ, Aesop đã xây dựng tình huống về cuộc gặp gỡ giữa con cáo với những chùm nho căng mọng nước trong vườn và cách xử lí của nó để có được một bữa ăn no nê. Tình huống tuy khá đơn giản nhưng qua đó người đọc thấy được cách ứng xử của con cáo khi gặp khó khăn và chủ đề mà người kể chuyện muốn nói đến ở đầu truyện càng được làm sáng rõ.
Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng trong thể loại truyện ngụ ngôn. Cáo là biểu trưng cho những người luôn cho mình là nhất, mình luôn đúng trong mọi chuyện, nếu sai thì cũng chỉ do hoàn cảnh tác động, không dám chấp nhận sự thật về sự thất bại của bản thân. Chùm nho tượng trưng cho những yếu tố ngoại cảnh. Trong truyện, con cáo không với tới chùm nho nên đã tự nhủ nho còn xanh, chua và chát để biện hộ cho việc không hái được nho của mình, tức là do tác động của ngoại cảnh chứ không phải mình vô dụng.
Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua lời thoại. Trong Con cáo và chùm nho, tác giả đã để nhân vật tự độc thoại với chính mình và tính cách sẽ được bộc lộ qua từng câu chữ, lời nói đó. Khi thấy những chùm nho khác thấp hơn, Cáo đã tự đắc không có gì làm khó được mình nhưng kết quả vẫn là sự thất bại. Sau nhiều lần cố gắng, Cáo đã buông xuôi và nói: “Làm sao mình lại cứ phải ăn mấy chùm nho như này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được”. Từ đó ta thấy được Cáo là một người luôn tự đắc và chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chính những lời độc thoại đó càng làm nổi bật nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật.
Những phân tích ở trên đây cho thấy Con cáo và chùm nho là một truyện ngụ ngôn tiêu biểu trong kho tàng các sáng tác truyện của Aesop. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống thắng lợi tinh thần. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, lời thoại để nhân vật bộc lộ rõ nhất tính cách của mình để qua đó các bài học nhân sinh được lột tả.
Đọc câu chuyện này, dường như em cảm thấy có đôi lúc em cũng giống như con cáo kia và bây giờ mình cần phải thay đổi để xóa bỏ tính cách không tốt đó.
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Cây khế
Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.
Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.
Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.
Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính – tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.
Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.
Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.
Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Thần Trụ Trời
Mẫu số 1
“Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
Cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.
Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.
Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.
Mẫu số 2
Ngay từ thời nguyên thủy, để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và quá trình lao động, con người đã quan sát, suy ngẫm về các hiện tượng tự nhiên có liên quan mật thiết tới mình. Từ quá trình quan sát kết hợp với trí tưởng tượng hồn nhiên, họ đã sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên và thể hiện ước mơ khám phá, chinh phục chúng. “Thần Trụ Trời” thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, tác phẩm được coi như truyện mở đầu cho thần thoại về các vị thần. Sau này có thêm nhiều tác phẩm thần thoại về các vị thần khác như: Thần Mưa, thần Gió, thần Biển, thần Mặt Trời,…; tiếp đó là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người.
Qua thần thoại “Thần Trụ Trời”, người Việt cổ muốn lý giải quá trình phân chia trời, đất và sự hình thành các dạng địa hình. Các dân tộc anh em khác trên thế giới cũng có nhiều truyện thú vị lý giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu như vậy. Trong nhận thức của con người cổ, thế giới được hình thành dưới sự sắp xếp của các vị thần.
“Thần Trụ Trời” là một tác phẩm thần thoại tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Kết cấu truyện “Thần Trụ Trời” cũng giống như các tác phẩm khác, gồm ba phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Yếu tố không gian và thời gian được nhắc tới ngay khi mở đầu tác phẩm. Không gian âm u, tĩnh lặng “trời và đất” dính liền vào nhau, không gian vũ trụ không thể hiện một điểm cụ thể. Thời gian trong tác phẩm chưa xác định rõ ràng, thể hiện rõ “tính chất cổ xưa”. Nhân vật thần Trụ Trời được khắc họa có vóc dáng lớn lao cùng sức mạnh phi thường nhằm thực hiện công việc phân chia trời đất và tạo ra các dạng địa hình.
Bằng trí tưởng tượng phong phú, các tác giả dân gian đã khiến chúng ta hình dung ra không gian hoang sơ của trái đất khi chưa xuất hiện muôn loài và sự ra đời của thần Trụ Trời. Trời đất tăm tối, không có sự sống: “Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”, “Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và loài người”. Chính lúc vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, thần Trụ Trời xuất hiện “Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện”. Sự ra đời của thần là cách các tác giả dân gian giải thích về quá trình tạo lập thế giới dựa trên những hiểu biết giản đơn và nguyên sơ.
Thần Trụ Trời được khắc họa một cách ấn tượng qua những chi tiết kì ảo. Khi vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, thần xuất hiện. Ngoại hình của thần Trụ Trời nổi bật với vóc dáng khổng lồ “Chân thần dài không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”. Không chỉ vậy, thần còn có sức vóc mạnh mẽ, điều này được thể hiện qua những hành động “Bỗng có một lức thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời”, “Thần hì hục vừa đào vừa đắp”. Quá trình phân chia trời đất và tạo ra dạng địa hình của thần Trụ Trời được diễn tả hết sức đặc biệt: Thần “ngẩng đầu đội trời”, sau đó, tự mình đào đất, đập đá dựng nên một cái cột chống trời. Chẳng bao lâu sau, dưới sự chống đỡ của trụ trời, trời đất được phân đôi. Đến khi trời trở nên “đã cao và đã khô”, thần bỗng nhiên phá cột đi, lấy đá ném khắp nơi tạo thành những hòn núi, hòn đảo. Nơi thần đào đất làm cột trụ trời trở thành biển rộng mênh mông. Sau này, người ta gọi vị thần đó là “Trời” hay “Ngọc Hoàng” – vị thần này làm nhiệm vụ trông coi mọi việc trên trời dưới đất. Các vị thần khác cũng nối tiếp làm nhiệm vụ còn dang dở để xây dựng thế gian như: thần Sao, thần Sông, thần Biển,…
Kết thúc truyện là một bài vè độc đáo và giàu ý nghĩa: “Ông Đếm cát/ Ông Tát bể (biển)/ Ông Kể sao/ Ông Đào sông/ Ông Trồng cây/ Ông Xây rú (núi)/ Ông Trụ trời.”. Với ca từ dễ nhớ, dễ thuộc, bài vè dễ dàng đi vào trái tim người nghe. Các vị thần tiếp tục hoàn thiện nhân gian được liệt kê và đúc kết lại bằng câu “Ông Trụ Trời” nhằm thể hiện sự biết ơn công lao của thần Trụ Trời trong quá trình tạo ra trời đất và các dạng địa hình trong cuộc sống.
Qua thần thoại “Thần Trụ Trời”, chúng ta hiểu thêm về tư duy của người Việt cổ trong việc giải thích quá trình phân chia trời, đất và hình thành các dạng địa hình tự nhiên. Đồng thời, ta cũng cảm nhận được sự ngây thơ trong tâm hồn và ước mơ khám phá thế giới của con người nguyên thủy.
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Sự tích Hồ Gươm
Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,… Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy. Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần. Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.
Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận. Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được. Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dương như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi, nên lưỡi gươm đen sì, vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”, như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào liên hệ đến sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.
Chỉ đến một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc, lúc này đây vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về. Qủa đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn. Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân, rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi. Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước. Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.
Từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội.
Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ), thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ. Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Sự tích Hồ Gươm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn rất phong phú về nghệ thuật Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện vừa lồng ghép vừa tách bạch với nhau: câu chuyện mượn gươm và câu chuyện trở gươm. Chúng có nội dung riêng nhưng đồng thời bổ sung nghĩa cho nhau. Không chỉ vậy văn bản là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách hài hòa, hợp lí. Với sự kết hợp hài hòa các yếu tố kì ảo và sự bền bỉ với các yếu tố lịch sử, Sự tích Hồ Gươm không chỉ giải thích, nguồn gốc ra đời của tên gọi Hồ Gươm. Mà qua câu chuyện này còn nhám ca ngơi, tôn vinh tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn Tên họ Hoàn Kiếm đồng thời cũng dùng để đánh dấu chiến thắng của dân tộc, thể hiện ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân.
Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh lầ một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm qua.
Đàu tiên, truyền thuyết này như muốn nói về hiện tượng thiên tai, bão lũ hàng năm cũng như lòng quyết tâm chống lại thiên tai của nhân dân ta. Sơn Tinh Thuỷ Tinh kể về đời vua Hùng thứ 18. Kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. . Nay nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số đó có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Một người là ”chúa vùng non cao”. Một người là ”vua vùng nước thẳm”. Vì đưa được sính lễ tới trước là ”voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” nên Sơn tinh đã cưới được Mị Nương về làm vợ. Tức tối, ghen ghét vì thua cuộc , Thủy Tinh đã hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh bại Sơn Tinh.Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận.
Tiếp đó, tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được hình ảnh thiên tai bão lũ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Đây là câu chuyện được viết theo kiểu thần thoại Việt Nam nên có thể thấy được truyện chưa nhiều yếu tố kỳ ảo để nói về những hiện tượng thiên nhiên. Từ tình huống vua Hùng kén rể , ta có thể tháy đươc là núi non, nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu . Vua Hùng đặt ra sính lễ là”voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Những lễ vật này có thể thấy được là dễ dàng tìm ở vùng núi rừng chứ không phải biển cả. Sơn tinh đã có một lợi thế rõ ràng trước Thủy TInh. Sau đó, một loạt những chi tiết kỳ ảo như ”Thủy tinh hô mưa, gọi gió.”, ”Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.” như vẽ nên bức tranh thiên tai ngày xưa. Lũ lụt càng lên cao, dân ta càng gắng sức chiến đấu, chống lại thiên tai. Cùng với đó là hình ảnh người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy tinh càng tô đậm vẻ kiên cường của nhân dân Việt Nam trước bão lũ.
Câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh được khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với sự tức giận từ thiên nhiên như thế nào. Truyện gắn mãi với bao thế hệ, luôn nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn, thử thách
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất
Mẫu số 1:
“Đi san mặt đất” trích “Mẹ Trời, Mẹ Đất” là tác phẩm thần thoại bằng thơ nổi tiếng của người Lô Lô. Cũng như các thần thoại khác, tác phẩm ra đời nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên và thể hiện ước mơ khám phá thế giới, chinh phục chúng của người Lô Lô. Bằng sự quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, người Lô Lô đã sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại bằng thơ ấn tượng, đi sâu vào lòng người đọc.
Trong nhận thức của người Lô Lô xưa, quá trình tạo lập thế giới do bàn tay con người tái tạo. Tuy người Lô Lô xưa có nhận thức khá nguyên sơ nhưng họ đã thể hiện ý thức cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống. Tác phẩm như một khúc ca khẳng định vai trò của con người trong quá trình tạo lập thế giới.
“Đi san mặt đất” ca ngợi công lao của con người trong quá trình cải tạo thiên nhiên. Ngay từ đầu tác phẩm, ta có thể nhận thấy đặc trưng của truyện thần thoại qua các yếu tố không gian, thời gian. Người Lô Lô xưa đã khắc họa thời gian, không gian sống của con người khi chưa san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sinh động, gần gũi. Thời gian mang tính chất cổ xưa được tái hiện trong tác phẩm “Ngày xưa, từ rất xưa/ Người già không nhớ nổi/ Mấy trăm, mấy nghìn đời/ Ngày xưa, từ rất xưa/ Người trẻ không biết tới/ Mấy nghìn, mấy vạn năm”. Từ “xưa” được lặp lại bốn lần kết hợp với các cụm từ “mấy trăm”, “mấy nghìn đời”, “mấy nghìn”, “mấy vạn năm” làm thời gian như dài ra vô cùng vô tận. Không gian lịch sử của tác phẩm nổi bật lên là không gian bản làng, không gian sinh tồn của cộng đồng, dân tộc. Đó là không gian miền núi với thượng nguồn, núi non về cây cối “Người mặt đất ăn chung/ Cùng đi và cùng ở/ Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá/ Người mặt đất sống chung/ Cùng ở và cùng đi”.
Bởi vì “Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô” ảnh hưởng việc sinh sống và đi lại nên con người phải đi san phẳng để làm ăn. Cách nói này cũng thể hiện khát vọng tìm kiếm những vùng trời, vùng đất mới còn nhấp nhô để người Lô Lô mở rộng và chinh phục. Và việc san phẳng bầu trời, mặt đất là việc chung vì vậy cần có sự hỗ trợ của muôn loài. Bằng ngôn từ tinh tế, thể thơ năm chữ và nhịp thơ linh hoạt, tác giả dân gian đã khắc họa quá trình san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sống động. Trước tiên họ chọn trâu sừng cong, dài, sau đó đeo cái ách cho trâu để trâu đi cày, bừa san mặt đất “Kiếm con trâu sừng cong/ Chọn con trâu sừng dài/ Đẽo cho trâu cái ách/ Đục lỗ ách luồn dây. Chão dẻo làm dây cày/ Thừng dài làm dây bừa/ Trâu cày bừa san mặt đất”. Cách diễn tả này khiến ta hình dung quá trình san mặt đất của người Lô Lô xưa chính là cách họ lao động, trồng trọt kiếm sống. Cuộc đi san mặt đất của họ gắn liền với con trâu – con vật gần gũi cho người làm nông “con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Các loài động vật được nhân hóa cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Những loài vật: trâu, chuột chũi, cóc, ếch đều tham gia vào quá trình đi san mặt đất “Người tìm hang chuột chũi/ Gọi hắn, hắn rung râu/ “Suốt ngày trong lòng đất/ Tôi có thấy trời đâu”/ Người lại tìm cóc, ếch/ Đứa tặc lưỡi ngồi nhìn/ Đứa thì kêu ộp oạp:/ “Chân tay tôi đều ngắn/ San mặt đất sao nên?/ Để chúng tôi gọi lên/ Xin trời đổ nước xuống!”. Người Lô Lô chung tay san mặt đất để làm ăn, họ không quản ngại mệt nhọc, khó khăn. Họ nghĩ rằng đó là việc của chung, muốn chinh phục thiên nhiên cần có sự đoàn kết “Chẳng quản gì nhọc mệt/ San đất là việc chung”, “Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy/ Nhiều sức, chung một lòng/ San mặt đất cho phẳng/ Nhiều tay chung một ý/ San mặt đất làm ăn”. Nếu thần thoại “Thần Trụ Trời” của người Kinh thần linh là hình tượng trung tâm thì trong “Đi san mặt đất”, con người đã trở thành chủ thể.
Xuyên suốt văn bản thể hiện nguyên nhân và quá trình con người phải đi san phẳng bầu trời và mặt đất. Với trí tưởng tượng sáng tạo, người Lô Lô xưa đã khiến thần thoại bằng thơ của họ đi sâu vào lòng người nghe. Những câu thơ không chỉ thể hiện khao khát, ước mơ của người dân trong quá trình chinh phục thiên nhiên mà còn phản ánh đời sống sinh hoạt người Lô Lô xưa một cách tinh tế.
Thần thoại “Đi san mặt đất” đã bộc lộ cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên của người xưa về thế giới tự nhiên. Tác giả dân gian cũng gửi gắm trong tác phẩm tình cảm yêu mến, ngợi ca đối với công ơn của các thế hệ ông cha đi trước. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về cách giải thích thế giới tự nhiên của người Lô Lô cổ đại.
Mẫu số 2:
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện “Thần Trụ trời”, ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc “Prô-mê-tê và loài người”, ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện “Đi san mặt đất” lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện “Đi san mặt đất” có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
“Ngày xưa, từ rất xưa…
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa…
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm”
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ “bụng đá” “Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá”. Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi “Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô” nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
“Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài”
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên “Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy”. Truyện “Đi san mặt đất” của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện “Đi san mặt đất” còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
“Đi san mặt đất” là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Sọ Dừa
Truyện cổ tích Sọ Dừa là câu chuyện đặc sắc và hấp dẫn. Ở câu chuyện này nổi bật ở giá trị nghệ thuật và chủ đề sâu sắc mà câu chuyện mang lại.
Sọ Dừa là một truyện cổ tích thần kì, cũng như những truyện cổ tích thần kì khác, yếu tố kì ảo thường phong phú và tham gia vào sự phát triển của cốt truyện. Trong truyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo: Bà mẹ uống nước trong cái sọ dừa, thụ thai rồi sinh ra Sọ Dừa không có đầu, mình, chân, tay, chỉ là một cục thịt tròn lăn lông lốc nhưng biết nói; Sọ Dừa có thể trút lốt thành một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thổi sáo giỏi, chăn bò khéo; hoá phép ra nhiều vàng bạc, lụa đào, biến ngôi nhà tồi tàn lụp sụp thành nhà cao cửa rộng, có kẻ hầu người hạ; hai con gà biết gáy tiếng người mách cho Sọ Dừa vào đảo đón vợ.
Những yếu tố kì ảo kể trên có tác dụng làm cho truyện thêm hấp dẫn người nghe. Hơn nữa, nó làm cho truyện phát triển và kết thúc theo mong ước của nhân dân. Chẳng hạn, nếu không có yếu tố kì ảo thì một người dị dạng như Sọ Dừa làm sao có thể bỗng chốc biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, hay ngôi nhà lụp sụp của hai mẹ con Sọ Dừa làm thế nào chỉ trong một đêm có thể trở thành một tòa nhà lớn và sang trọng được…
Mở đầu truyện Sọ Dừa, tác giả dân gian kể rằng, ở làng nọ có hai vợ chồng nghèo đi ở cho phú ông. Một hôm người vợ vào rừng hái củi, khát nước quá mà chẳng tìm đâu ra nước, chỉ có cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa. Bà đành phải uống, thế rồi có mang và sinh ra Sọ Dừa. Đó là sự ra đời không bình thường, nhờ sự tham gia của yếu tố kì ảo. Sự ra đời đó thường báo hiệu một số phận khác thường của nhân vật cổ tích. Đằng sau nhân vật Sọ Dừa là cái nhìn đầy trắc ẩn và nhân đạo của nhân dân đối với những người có hình thức xấu xí và số phận không may mắn.
Sọ Dừa tuy là một người dị dạng, xấu xí, nhưng chàng cũng là một người có tài. Tài năng của chàng trước hết là lao động giỏi. Chàng chăn bò rất giỏi, thể hiện qua chi tiết: đàn bò của chàng, con nào con nấy ăn no béo tròn. Chàng cũng là người thổi sáo rất hay: tiếng sáo véo von khiến cô Ba ngạc nhiên và tò mò phải để ý và đem lòng yêu. Chàng cũng là người có phép lạ, tạo ra nhiều biến hoá kì dị. Những phép lạ đó vừa thể hiện ước mơ bay bổng của tác giả dân gian, vừa là sự thần thánh hoá, kì ảo hoá những thành công lao động của con người.
Giữa hình dạng xấu xí của Sọ Dừa với tài năng của chàng chưa tương xứng với nhau, nhất là theo quan niệm thẩm mĩ dân gian. Sọ Dừa là người có tài năng kì lạ và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nhưng vẻ ngoài của chàng lại quá xấu xí. Sự không tương xứng ấy bộc lộ một triết lí dân gian sâu sắc. Đó là, không nên nhìn con người chỉ qua hình thức bên ngoài, cần phải nhìn nhận và đánh giá con người ở nội dung, ở phẩm chất và tài năng của họ. Tuy nhiên, cũng theo quan niệm thẩm mĩ dân gian, cái tốt luôn đi cùng với cái đẹp. Quan niệm đó là, người tốt người giỏi nhất định phải là người đẹp, đã là người đẹp thì nhất định phải đẹp từ phẩm chất đến hình thức và ngược lại. Trong truyện cổ tích không có người nào chỉ đẹp về nội dung hoặc chỉ đẹp về hình thức mà thôi. Vì vậy, hình thức xấu xí không cần trổ tài năng và hạnh phúc của Sọ Dừa, song tác giả dân gian vẫn không để cho một người giỏi như chàng phải mãi mang cái vỏ xấu xí như vậy. Cuối cùng, Sọ Dừa cũng trút bỏ vĩnh viễn cái lốt xấu xí để trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú phù hợp với quan niệm thẩm mĩ của nhân dân.
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Prô-mê-tê và loài người
Thần thoại Hy Lạp với sức sống bền bỉ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc trên toàn thế giới. Đặc biệt, “Prô-mê-tê và loài người” là một truyện kể tiêu biểu của kho tàng thần thoại ấy. Những đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật đã góp phần làm nên thành công của truyện.
Từ nhan đề “Prô-mê-tê và loài người”, chúng ta dễ dàng nhận ra nội dung và chủ đề của truyện. Truyện kể về việc hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê sáng tạo ra loài người và thế giới muôn loài, ban phát cho họ những thứ “vũ khí” để có thể phòng thân, bảo vệ cuộc sống của giống loài. Qua đó, câu chuyện đã thể hiện cách lí giải của người Hy Lạp xưa về nguồn gốc loài người và muôn vật.
So với các truyện kể dân gian khác, truyện thần thoại mang những đặc trưng riêng biệt, thể hiện qua các yếu tố như không gian, thời gian. Với “Prô-mê-tê và loài người”, hai yếu tố ấy được khắc họa rõ nét qua không gian vũ trụ buồn tẻ, khung cảnh khi đó “chỉ mới có các vị thần”, “mặt đất mênh mông” và thời gian chưa xác định rõ ràng “thuở ấy”. Chính bởi vậy, hai anh em Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê – những vị thần cai quản lúc bấy giờ đã xin phép U-ra-nôx và Gai-a tạo ra thêm nhiều thứ gì đó để thế gian có cuộc sống vui vẻ, đông đúc hơn. Nhận được sự ưng thuận, thần Ê-pi-mê-tê quá vui mừng nên tranh ngay lấy công việc và quyết định giao việc xem xét, sửa chữa cho người anh Prô-mê-tê. Ê-pi-mê-tê hoàn toàn đắm chìm trong công việc nhào nặn ra các loài vật với những thứ vũ khí riêng biệt. Có loài thì được ban đặc ân “chạy nhanh như gió”, có loài thì “đôi mắt sáng xanh nhìn thấu cả đêm đen”, có loài lại “thân hình khổng lồ mạnh khỏe hết chỗ nói”, hay có loài “thân hình bé nhỏ nhưng lại có nọc độc ghê gớm. Nhờ sự sáng tạo, thần E-pi-mê-tê đã tạo ra thế giới muôn vật phong phú cùng những thứ vũ khí phòng thân hoàn toàn khác nhau. Mỗi loài vật đều mang trong mình sức mạnh riêng biệt để có thể phòng hộ và bảo vệ giống loài. Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thành công việc nhào nặn ra con người và muôn vật ấy, thần Ê-pi-mê-tê cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì sự đãng trí của bản thân, thần đã quên không ban phát vũ khí tự vệ cho loài người “chàng Ê-pi-mê-tê đần độn lại quên mất chẳng ban cho một đặc ân, một “vũ khí” gì. Đó là con người! Một con người, nhưng trần trụi, trần trụi hoàn toàn”. Đứng trước hoàn cảnh như vậy, người anh Prô-mê-tê với “bộ óc thông minh, có tài nhìn xa trông trộng” đã quyết tâm khắc phục thiếu sót của em mình. Trước hết, thần Prô-mê-tê dựa theo thân hình của các vị thần mà tái tạo lại dáng đứng của con người “cho họ có một thân hình đẹp đẽ thanh tao”, để họ có thể đứng thẳng và đi bằng đôi chân “để đôi tay được thảnh thơi làm nhiều việc khác”. Tiếp đó, thần nhận ra sự “non yếu” của con người nên quyết định “phải làm cho con người mạnh hơn hẳn con vật thì mới có thể sống được trong thế gian này”. Chính vì thế, thần đã tới tận cỗ xe lửa của thần Mặt Trời để lấy lửa và đem xuống trao cho loài người. Từ đây, loài người được ban phát thứ “vũ khí” đặc biệt và ẩn chứa sức mạnh hơn các vật khác. Cuộc sống con người dần thoát khỏi cảnh tối tăm, lạnh lẽo, đói khát của thế gian. Ngọn lửa mà Prô-mê-tê ban tặng chính là ngọn lửa thiêng liêng, bất diệt. Ngọn lửa ấy đã đưa con người đến với cuộc sống văn minh, hạnh phúc:
“Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu
Giống loài người đã có ngọn lửa của Prô-mê-tê
Ngọn lửa thiêng dạy cho họ biết bao nghề”.
Có thể thấy, truyện “Prô-mê-tê và loài người” đã làm nổi bật chủ đề của thể loại truyện thần thoại: lí giải về nguồn gốc của loài người và thế giới muôn vật. Đồng thời, qua tác phẩm này, chúng ta cũng thấy được trí tưởng tượng phong phú cùng những sáng tạo tinh tế của người Hy Lạp xưa. Họ có cách lí giải thú vị về cuộc sống xung quanh mình và biết cách gửi gắm tấm lòng ngợi ca công lao to lớn của mỗi vị thần.
Những sáng tạo về hình thức nghệ thuật đã góp phần làm nên thành công chủ đề của truyện. “Prô-mê-tê và loài người” có cốt truyện đơn giản, quen thuộc. Truyện đã khắc họa hình ảnh hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê một cách sống động thông qua việc sử dụng các yếu tố kì ảo. Nhờ có các yếu tố kì ảo, hai vị thần hiện lên với sức mạnh phi thường, tài năng vượt trội mà con người không thể có được “lấy đất và nước nhào nặn, trước hết, là các loài vật”, “Prô-mê-tê liền băng ngay lên bầu trời cao xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc của mình”. Bên cạnh đó, nhân vật hai vị thần cũng được người Hy Lạp xưa phác họa dựa theo nét gần gũi, thân thuộc với loài người. Đó là hình ảnh thần Ê-pi-mê-tê “đần độn”, đãng trí khi quên ban phát vũ khí phòng hộ cho con người. Đó còn là thần Prô-mê-tê thông minh, có tầm nhìn xa trông rộng khi khắc phục các thiếu sót mà em mình để lại. Ngoài ra, truyện còn thành công trong việc sử dụng các hình ảnh thú vị, sinh động. Hình ảnh thế giới muôn vật sau khi được thần Ê-pi-mê-tê tạo ra đã kích thích chúng ta tưởng tượng, hình dung về dáng vẻ của mỗi con vật. Hay hình ảnh thần Prô-mê-tê băng lên trời xanh, tới chỗ của nữ thần Mặt Trời để lấy lửa trao cho con người cũng giúp chúng ta cảm nhận được sức mạnh siêu nhiên của các vị thần.
Xuất phát từ mong muốn có cuộc sống văn minh và tươi sáng hơn, người Hy Lạp xưa đã lý giải một cách thú vị về thế giới con người và muôn vật qua “Prô-mê-tê và loài người”. Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, truyện đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Mong rằng, mỗi người chúng ta hãy biết giữ gìn và vun đắp các truyện kể dân gian đến từ nhiều nền văn minh trên thế giới, để chúng luôn sống mãi trong kí ức của nhiều thế hệ.
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật
Với cách lí giải nguồn gốc muôn loài một cách thú vị, “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và in trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Đặc biệt, truyện còn được coi là tác phẩm độc đáo về chủ đề và đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.
“Cuộc tu bổ lại các giống vật” xoay quanh việc Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật trước khi tạo nên con người. Trong quá trình hoàn thành công việc, một phần do thiếu các nguyên liệu, một phần do sự nóng vội, các con vật được hình thành nhưng chưa đầy đủ bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, để khắc phục những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ, bù đắp các bộ phận còn thiếu. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã lí giải một cách thú vị về đặc điểm, tập quán của một số loài vật thân thuộc với cuộc sống con người như vịt, chó, chim.
Quá trình Ngọc Hoàng tạo ra muôn vật diễn ra vào buổi sơ khai, khi ấy thế gian còn chưa xuất hiện loài người “trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật”. Trong khoảng không gian vũ trụ rộng lớn mà buồn tẻ đó, Ngọc Hoàng mong muốn “có một thế giới ngay trong một sớm một chiều” nên đã nặn ra vạn vật. Tuy nhiên, vì không có đủ nguyên liệu và vội vàng muốn thế giới đông vui hơn, nhiều con vật được tạo ra nhưng chưa hoàn thiện về cơ thể. Để khắc phục thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi cùng các nguyên liệu để tiến hành công cuộc tu bổ. Quyết định này được truyền xuống trần gian đã làm vạn vật mừng rỡ và hạnh phúc “Tin ấy ban bố ra, mọi giống vật đều tranh nhau tìm đến nơi ở của Thiên thần để xin những thứ mà mình cần thiết”. Với những cố gắng và sự tận tình, ba vị Thiên thần sau ba ngày ở hạ giới gần như hoàn thành công việc được giao phó, “cố lo làm tròn nhiệm vụ”. Mọi giống vật sau khi được tu bổ đều mãn nguyện và vui vẻ bởi cuối cùng cơ thể cũng hoàn thiện “khi ra về đều lấy làm thỏa mãn”. Tuy nhiên, trong thời gian bù đắp, ba loài vật là vịt, chó và chim vì đến muộn nên ba vị Thiên thần đã tận dụng các nguyên liệu còn thừa để hoàn thiện những cái chân còn thiếu của chúng. Các vị Thiên thần “bẻ tạm chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó”, “bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân”. Nhờ tấm lòng tốt bụng của ba vị Thiên thần, vịt, chó và chim đã có đầy đủ bộ phận giống như các loài vật khác. Song, chúng lại không hoàn toàn vui vẻ khi cơ thể được hoàn thiện, mà lại hết sức lo lắng “Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được”. Qua những chi tiết như vậy, ta thấy được các quan sát tỉ mỉ của con người thời cổ về đặc điểm, tập tính của loài vật. Họ phát hiện ra những điều lý thú gắn với đặc tính trên bộ phận mỗi loài và mong muốn nhận được lời giải đáp chính xác. Cứ như thế, bằng trí tưởng tượng phong phú, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện dí dỏm gắn liền với chiếc chân sau của chó, chiếc chân còn thiếu của vịt “Vì thế mà sau này hai giống vật ấy lúc nào ngủ đều có một cẳng giơ lên cho nó khô ráo” và đôi chân mềm yếu của các loài chim cùng thói quen chới với ba lần trước khi đậu “Bao giờ muốn dùng nó thì đặt nhớm chân xuống đất xem có vững không đã rồi hãy bay đậu”. Với những lí giải thú vị, chủ đề của truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” không còn khắc họa hình ảnh đào non, lấp biển, phân chia trời đất mà trở nên gần gũi, quen thuộc khi xoay quanh các sự vật, hiện tượng gắn liền với chính đời sống hàng ngày của con người.
Đặc sắc về hình thức nghệ thuật cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Trước hết, truyện có cốt truyện đơn, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nội dung chính của truyện chỉ đơn giản xoay quanh các lý giải thú vị về đặc điểm, tập quán của vịt, chim, chó,… Và để cho truyện trở nên hấp dẫn và sống động hơn, các tác giả dân gian đã sử dụng sáng tạo yếu tố kì ảo, hư cấu. Đặc biệt là trong việc khắc họa vật các vị thần Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần với sức mạnh phi thường “Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra các vật”, “ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa đầy đủ”. Yếu tố kì ảo cũng được vận dụng linh hoạt, thể hiện qua công cuộc tu bổ, bù đắp những thiếu sót bộ phận cơ thể của mỗi loài vật. Ngoài ra, một trong những đặc sắc về nghệ thuật phải kể đến là cách xây dựng nhân vật. Trước hết, các tác giả dân gian đã khắc họa thành công hình ảnh Ngọc Hoàng – vị thần quen thuộc trong truyện thần thoại, có sức mạnh siêu nhiên và tài năng vượt trội khi tạo ra con người và thế giới muôn loài. Tiếp đến, Ngọc Hoàng cũng là vị thần có nét gần gũi với con người khi nóng vội “muốn tạo ra thế giới ngay trong một sớm một chiều”.
Qua những phân tích, đánh giá trên đây, chúng ta thấy được truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” là một truyện thần thoại có chủ đề hấp dẫn cùng các sáng tạo độc đáo về hình thức nghệ thuật. Truyện đã làm phong phú hơn nữa chủ đề lớn của thể loại thần thoại – quá trình tạo lập thế giới, muôn loài.
Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc với cách lí giải thú vị của con người thời cổ về các đặc tính, tập quán của loài vật quen thuộc với đời sống. Từ đây, chúng ta càng thêm trân trọng và hiểu biết về trí tưởng tượng và các sáng tạo của dân gian xưa.
****************
Với 10 bài văn mẫu Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể. Hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện bài viết về cách viết văn bản nghị luận đánh giá một tác phẩm truyện của mình tốt hơn.
Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/hay-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-chu-de-va-mot-so-net-dac-sac-ve-nghe-thuat-cua-mot-truyen-ke/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục