Giáo dục

Hóa 12 bài 15: Bài tập luyện tập về Polime và vật liệu Polime

Hóa 12 bài 15: Bài tập luyện tập về Polime và vật liệu Polime. Khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học về Polime hay khái niệm về các vật liệu polime cùng các ứng dụng của vật liệu polime như chất dẻo, cao su, tơ, keo dán; các em đã được học ở các bài học trước.

Bài này chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức về phương pháp điều chế polime và cấu tạo mạch của polime.

Bạn đang xem bài: Hóa 12 bài 15: Bài tập luyện tập về Polime và vật liệu Polime

I. Polime – kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm polime

– Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

2. Cấu tạo mạch polime

+ Có 3 kiểu cấu tạo mạch polime

– Mạch không nhánh

– Mạch có nhánh

– Mạch mạng không gian

3. Khái niệm về các loại vật liệu polime

+ Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo

+ Cao su: là những vật liệu polime có tính đàn hồi

+ Tơ

+ Keo dán

Thành phần chính của chất dẻo, cao su, tơ, keo dán là polime.

4. So sánh hai loại phản ứng điều chế polime

Mục so sánhPhản ứng Trùng hợp Trùng ngưng
Định nghĩa Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hoặc tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime) Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (H O, …).
Quá trình n monome → Polime n monome → polime + các phân tử nhỏ khác
Sản phẩm Polime trùng hợp Polime trùng ngưng
Điều kiện của monome Có liên kết đôi và vòng kém bền Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoádn14

II. Bài tập luyện tập polime và vật liệu polime

* Bài 1 trang 76 SGK Hóa 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.

C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.

D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

* Lời giải:

– Đáp án B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.

* Bài 2 trang 76 SGK Hóa 12: Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?

A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ.

B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.

C. Cao su isoprene, tơ visco, nilon-6, keo dán gỗ.

D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.

* Lời giải:

– Đáp án B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.

* Bài 3 trang 77 SGK Hóa 12: Cho biết các monome được dùng để điều chế các polime sau:

Đề bài 3 trang 77 sgk hóa 12

* Lời giải:

+ Các monome được dùng để điều chế các polime là:

lời giải bài 3 trang 77 sgk hóa 12

* Bài 4 trang 77 SGK Hóa 12: Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:

a) PVC (làm vải giả da) và da thật.

b) Tơ tằm và tơ axetat.

* Lời giải:

a) Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật, còn lại là PVC

b) Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử khi cháy có mùi khét như tóc cháy là tơ tằm, còn lại là tơ axetat.

* Bài 5 trang 77 SGK Hóa 12:

a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:.

– Stiren → polistiren.

– Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7).

b) Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn polime mỗi loại, biết rằng hiệu suất của hai phản ứng trên là 90%.

* Lời giải:

+ Stiren → polistiren.

Điều chế polistiren

+ Từ Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7))

nH2N-[CH2]6COOH 162285633444bz98tcnh 1622881907 (-HN-[CH2]6-CO-)n + H2O

b) nC6H5-CH=CH2 162285633444bz98tcnh 1622881907 (-CH(C6H5)-CH2-)n

104n                           104n

m =?                            1 tấn

Khối lượng stiren cần dùng (theo ptpư) là mptpu = 104n/104n = 1 (tấn)

Vì H = 90% nên khối lượng stiren thực tế cần dùng là mtt = 1.(100/90) = 1,1 (tấn)

nH2N-[CH2]COOH 162285633444bz98tcnh 1622881907 (-HN-[CH2]6-CO-)n + H2O

145n                            127n

m=?                             1 tấn

Khối lượng của axit ω-aminoentantic cần dùng (theo ptpư) là:

mptpu = (1.145n)/127n = 1,14 (tấn).

vì H = 90% nên khối lượng axit ω-aminoentantic cần dùng thực tế là:

mtt = 1,14.(100/90) = 1,27 (tấn).

Tóm lại, với nội dung bài viết ôn tập kiến thức về polime và vật liệu polime này, hy vọng giúp các em nắm vững được các nội dung chính polime và vật liêu polime để vận dụng trong việc giải các bài tập liên quan, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hoa-12-bai-15/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button