Giáo dục

Hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn Khối lượng, Công thức tính và Bài tập vận dụng

Hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn Khối lượng, Công thức tính và Bài tập vận dụng. Định luật bảo toàn khối lượng là một trong những định luật quan trọng mà các em được học trong chương trình hóa học lớp 8, đây là nội dung nền tảng trong nhiều phương pháp giải các bài tập về hóa học.

Vậy nội dụng của định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như thế nào? Công thức tính của định luật bảo toàn khối lượng viết ra sao? vận dụng định luật bảo toàn để giải các bài tập hóa học như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới dây.

Bạn đang xem bài: Hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn Khối lượng, Công thức tính và Bài tập vận dụng

I. Thí nghiệm

thí nghiệm định luật bảo toàn khối lượngPhản ứng hóa học trong cốc trên đĩa cân

• Thực hiện thí nghiệm như sau:

– Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên 1 đĩa cân

– Đặt các quả cân lên đĩa cân còn lại.

– Đổ cốc đựng dung dịch BaCl2 vào cốc đựng dung dịch Na2SO4

• Quan sát thấy, có chất màu trắng xuất hiện, đó là bari sunfat BaSO4, chất này không tan, đã xảy ra phản ứng hóa học sau:

Bari clorua + Natri sunfat → Bari sunfat + Natri clorua

• Kim cân ở vị trí thăng bằng.

II. Định luật bảo toàn khối lượng

Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Lưu ý: Trong phản ứng hóa học liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi (được bảo toàn).

III. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

– Giả sử có phương trình phản ứng: A + B → C + D

Công thức tính của định luật bảo toàn khối lượng như sau:

mA + mB → mC + mD

Trong đó: mA; mB; mC; mD là khối lượng của mỗi chất.

Thí dụ, công thức về khối lượng của các chất phản ứng trong thí nghiệm là:

mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl

– Trong công thức này, nếu biết khối lượng của 3 chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại. Gọi a, b, c lần lượt là khối lượng của Bari Clorua, Natri Sunfat và Natri Clorua. Và x là số mol của Bari Sunfat.

Ta có: a + b = c + x suy ra x = a + b – c;…

IV. Bài tập vận dụng định luật bảo toàn khối lượng

Bài 1 trang 54 SGK Hóa học 8: a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.

b) Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.

° Lời giải bài 1 trang 54 SGK Hóa học 8: 

a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng”.

b) Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn.

Bài 2 trang 54 SGK Hóa học 8: Trong phản ứng ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sunfat Na2SO4 là 14,2g khối lượng của các sản phẩm bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl theo thứ tự là 23,3g và 11,7g. Hãy tính khối lượng của Bari clorua BaCl2 đã phản ứng.

° Lời giải bài 2 trang 54 SGK Hóa học 8: 

– Phương trình phản ứng của thí nghiệm:

Natri sunfat + Bari clorua → Bari sunfat + Natri clorua

– Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl

⇒ mBaCl2 = mBaSO4 + mNaCl – mNa2SO4 = 23,3 + 11,7 – 14,2 = 20,8g.

 

Bài 3 trang 54 SGK Hóa học 8: Đốt cháy hết 9g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là phản ứng với khí oxi O2 trong không khí.

a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.

° Lời giải bài 3 trang 54 SGK Hóa học 8: 

– Đề cho: mMg = 9(g); mMgO = 15(g)

a) Theo định luật bảo toàn khối lượng: mMg + mO2 = mMgO.

b) Từ định luật bảo toàn khối lượng ta suy ra: mO2= mMgO – mMg = 15 – 9 = 6(g).

Hy vọng với bài viết về Định luật bảo toàn Khối lượng, Công thức tính và Bài tập vận dụng ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoág và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hoa-8-bai-15-dinh-luat-bao-toan-khoi-luong-cong-thuc-tinh/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button