Hóa 8 bài 8: Bài tập luyện tập về Chất, Nguyên tử, Phân tử. Ở các bài trước các em đã được tìm hiểu về chất là gì? đơn chất và hợp chất; nguyên tử và phân tử là gì?
Bài viết này chúng ta sẽ cùng ôn lại một số kiến thức cần nhớ và mỗi quan hệ giữa các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất và phân tử để các em nắm chắc các khái niệm này.
Bạn đang xem bài: Hóa 8 bài 8: Bài tập luyện tập về Chất, Nguyên tử, Phân tử
I. Kiến thức cần nhớ về nguyên tử, phân tử và chất.
1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm chất, nguyên tử, phân tử
– Dưới đây là sơ đồ về mối liên hệ giữa chất, phân tử và nguyên tử:
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử
a) Chất:
– Mỗi chất đều có những đặc tính vật lí và tính chất hóa học khác nhau.
– Các chất được tạo nên từ nguyên tử
b) Nguyên tử:
– Là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, gồm hạt nhân có proton mang điện tích dương, notron không mang điện và vỏ có electron mang điện tich âm.
– Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân
– Nguyên tử khối được tính bằng đơn vị cacbon
c) Phân tử:
– Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
II. Bài tập về chất, nguyên tử và phân tử.
* Bài 1 trang 30 SGK Hóa 8: a) Hãy chỉ ra từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây.
– Chậu có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo.
– Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (gỗ, tre, nứa,…).
b) Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8g/cm3 nhôm có D = 2,7g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozơ) có D ≈ 0,8g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất?
* Lời giải:
a) Vật thể tự nhiên: Thân cây
– Vật thể nhân tạo: Chậu
– Chất : Nhôm, chất dẻo, xenlulozo.
b) Dùng nam châm hút sắt (tách được sắt ra).
– Cho hỗn hợp còn lại vào nước thì nhôm chìm xuống còn gỗ nổi lên do nhôm có khối lượng riêng (2,7g/cm3 )lớn hơn nước (1g/cm3) và gỗ có khối lượng riêng (0,8g/cm3 ) nhỏ hơn nước (1g/cm3).
– Gạn và lọc ta tách riêng được hai chất này.
* Bài 2 trang 31 SGK Hóa 8: Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình sau:
a) Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài.
b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (xem sơ đồ bài tập 5 – Bài 2 Nguyên tử).
* Lời giải:
a) – Số proton: 12p;
– Số lớp electron: 3
– Số electron: 12e;
– Số e lớp ngoài cùng: 2e
b) – Khác nhau: về số p, số e và số lớp e
Canxi: 20p, 20e, 4 lớp e
Magie: 12p, 12e, 3 lớp e.
– Giống nhau: về số e lớp ngoài cùng (đều là 2e).
* Bài 3 trang 31 SGK Hóa 8: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.
a) Tính phân tử khối (PTK) của hợp chất.
b) Tính nguyên tử khối (NTK) của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).
* Lời giải:
a) Phân tử khối (PTK) của hợp chất nặng hơn phân tử hidro 31 lần
Mà PTK của phân tử hidro là 1.2 = 2 đvC
⇒ PTK của hợp chất là: 2.31 = 62 đvC
b) PTK hợp chất = 2.NTKX + 1.NTKO = 62 đvC
⇒ 2.NTKX + 16 = 62 đvC nên
Vậy nguyên tử khối của X là 23. Nguyên tố X là natri (Na).
* Bài 4 trang 31 SGK Hóa 8: Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:
a) Những chất tạo nên từ hai … trở lên được gọi là …
b) Những chất có … gồm những nguyên tử cùng loại … được gọi là …
c) … là những chất tạo nên từ một …
d) … là những chất có … gồm những nguyên tử khác loại …
e) Hầu hết các … có phân tử là hạt hợp thành, còn … là hạt hợp thành của … kim loại.
* Lời giải:
a) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên được gọi là hợp chất.
b) Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất.
c) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
d) Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
e) Hầu hết các chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
* Bài 5 trang 31 SGK Hóa 8: Câu sau đây gồm hai phần: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi ở đúng 100oC “.
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. Ý 1 sai, ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng và ý 2 giải thích ý 1.
D. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích ý 1.
E. Cả hai ý đều sai.
* Lời giải:
– Chọn dáp án: D. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích ý 1.
Để hoàn chỉnh thì các ý phải viết như sau:
– Ý 1: Nước cất là tinh khiết
– Hoặc sửa lại ý 2 : Vì nước cất tạo bởi hai nguyên tố hidro và oxi
Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá hy vọng với bài viết này, các em đã được ôn lại để nắm chắc những kiến thức về chất, phân tử và nguyên tử để vận dụng sau này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết, chúc các em học tốt.
Xem thêm Hóa 8 bài 8
Hóa 8 bài 8: Bài tập luyện tập về Chất, Nguyên tử, Phân tử. Ở các bài trước các em đã được tìm hiểu về chất là gì? đơn chất và hợp chất; nguyên tử và phân tử là gì? Bài viết này chúng ta sẽ cùng ôn lại một số kiến thức cần nhớ và mỗi quan hệ giữa các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất và phân tử để các em nắm chắc các khái niệm này. I. Kiến thức cần nhớ về nguyên tử, phân tử và chất. 1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm chất, nguyên tử, phân tử – Dưới đây là sơ đồ về mối liên hệ giữa chất, phân tử và nguyên tử: 2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử a) Chất: – Mỗi chất đều có những đặc tính vật lí và tính chất hóa học khác nhau. – Các chất được tạo nên từ nguyên tử b) Nguyên tử: – Là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, gồm hạt nhân có proton mang điện tích dương, notron không mang điện và vỏ có electron mang điện tich âm. – Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân – Nguyên tử khối được tính bằng đơn vị cacbon c) Phân tử: – Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. II. Bài tập về chất, nguyên tử và phân tử. * Bài 1 trang 30 SGK Hóa 8: a) Hãy chỉ ra từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây. – Chậu có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo. – Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (gỗ, tre, nứa,…). b) Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8g/cm3 nhôm có D = 2,7g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozơ) có D ≈ 0,8g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất? * Lời giải: a) Vật thể tự nhiên: Thân cây – Vật thể nhân tạo: Chậu – Chất : Nhôm, chất dẻo, xenlulozo. b) Dùng nam châm hút sắt (tách được sắt ra). – Cho hỗn hợp còn lại vào nước thì nhôm chìm xuống còn gỗ nổi lên do nhôm có khối lượng riêng (2,7g/cm3 )lớn hơn nước (1g/cm3) và gỗ có khối lượng riêng (0,8g/cm3 ) nhỏ hơn nước (1g/cm3). – Gạn và lọc ta tách riêng được hai chất này. * Bài 2 trang 31 SGK Hóa 8: Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình sau: a) Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài. b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (xem sơ đồ bài tập 5 – Bài 2 Nguyên tử). * Lời giải: a) – Số proton: 12p; – Số lớp electron: 3 – Số electron: 12e; – Số e lớp ngoài cùng: 2e b) – Khác nhau: về số p, số e và số lớp e Canxi: 20p, 20e, 4 lớp e Magie: 12p, 12e, 3 lớp e. – Giống nhau: về số e lớp ngoài cùng (đều là 2e). * Bài 3 trang 31 SGK Hóa 8: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. a) Tính phân tử khối (PTK) của hợp chất. b) Tính nguyên tử khối (NTK) của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1 trang 42). * Lời giải: a) Phân tử khối (PTK) của hợp chất nặng hơn phân tử hidro 31 lần Mà PTK của phân tử hidro là 1.2 = 2 đvC ⇒ PTK của hợp chất là: 2.31 = 62 đvC b) PTK hợp chất = 2.NTKX + 1.NTKO = 62 đvC ⇒ 2.NTKX + 16 = 62 đvC nên Vậy nguyên tử khối của X là 23. Nguyên tố X là natri (Na). * Bài 4 trang 31 SGK Hóa 8: Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: a) Những chất tạo nên từ hai … trở lên được gọi là … b) Những chất có … gồm những nguyên tử cùng loại … được gọi là … c) … là những chất tạo nên từ một … d) … là những chất có … gồm những nguyên tử khác loại … e) Hầu hết các … có phân tử là hạt hợp thành, còn … là hạt hợp thành của … kim loại. * Lời giải: a) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên được gọi là hợp chất. b) Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất. c) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. d) Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau. e) Hầu hết các chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại. * Bài 5 trang 31 SGK Hóa 8: Câu sau đây gồm hai phần: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi ở đúng 100oC “. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau: A. Ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả hai ý đều đúng và ý 2 giải thích ý 1. D. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích ý 1. E. Cả hai ý đều sai. * Lời giải: – Chọn dáp án: D. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích ý 1. Để hoàn chỉnh thì các ý phải viết như sau: – Ý 1: Nước cất là tinh khiết – Hoặc sửa lại ý 2 : Vì nước cất tạo bởi hai nguyên tố hidro và oxi Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá hy vọng với bài viết này, các em đã được ôn lại để nắm chắc những kiến thức về chất, phân tử và nguyên tử để vận dụng sau này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết, chúc các em học tốt. Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hoa-8-bai-8-bai-tap-luyen-tap-ve-chat-nguyen-tu-phan-tu/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục