Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 40
I. DẦU MỎ
1. Tính chất vật lí:
Bạn đang xem bài: Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 40
Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ
Dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có ba lớp:
– Lớp khí ở trên, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, có thành phần chính là khí metan.
– Lớp dầu lỏng là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
– Lớp nước mặn ở dưới đáy.
Hình 1: Sơ đồ cầu tạo mỏ dầu
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Khi chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm được tách ra ở những nhiệt độ khác nhau gồm: Khí đốt, xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường.
Để tăng lượng xăng, người ta tiến hành phương pháp cracking.
Hình 2: Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của sản phẩm
II. KHÍ THIÊN NHIÊN
Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất.
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.
Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
III. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM
Dầu mỏ và khí thiên nhiên nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.
Ưu điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là chứa ít lưu huỳnh. Tuy nhiên, do chứa nhiều parafin, nên dầu mỏ nước ta dễ bị đông đặc
Chúng ta đã khai thác dầu, khí ở các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông,…
Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên dễ gây ra ô nhiễm môi trường và các tai nạn cháy nổ do đó phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về an toàn đã đặt ra.
Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 40
Bài 1 (trang 129 SGK Hóa 9)
Chọn những câu đúng trong các câu sau:
a) Dầu mỏ là một đơn chất.
b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.
d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.
e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
Lời giải:
Câu đúng là câu c và câu e.
Bài 2 (trang 129 SGK Hóa 9)
Điền vào những từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được …
b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành … dầu nặng.
c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là …
d) Khí dầu mỏ có … gần như khí tự nhiên
Lời giải:
a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác.
b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành crăckinh dầu nặng.
c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là khí metan.
d) Khí dầu mỏ có thành phần gần như khí tự nhiên.
Bài 3 (trang 129 SGK Hóa 9)
Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta làm như sau:
a) Phun nước vào ngọn lửa.
b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
c) Phủ cát vào ngọn lửa.
Cách làm nào ở trên là đúng. Giải thích.
Lời giải:
Cách làm đúng là b và c vì ngăn không cho xăng, dầu tiếp xúc với không khí.
Cách làm a là sai vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước, gây cháy diện rộng hơn.
Bài 4 (trang 129 SGK Hóa 9)
Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4 , 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2dư thấy tạo ra 4,9g kết tủa.
a) Viết các phương trình hóa học (biết N2, CO2 không cháy).
b) Tính V (đktc).
Lời giải:
a) PTHH:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (2)
b) Gọi thể tích khí thiên nhiên là V (l)
Từ phản ứng (1) VCO2 = VCH4 = 0,96V
⇒ Thể tích CO2 thu được sau khi đốt: 0,96V + 0,02V = 0,98V
Từ phản ứng (2)
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 40 (có đáp án)
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng về dầu mỏ?
A. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
B. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu đen, không tan trong nước, nặng hơn nước.
C. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nhẹ hơn nước.
D. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nặng hơn nước.
Đáp án: A
Câu 2: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp
A. phun nước vào ngọn lửa.
B. phủ cát vào ngọn lửa.
C. thổi oxi vào ngọn lửa.
D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
Đáp án: B
Câu 3: Thành phần chính của khí đồng hành (hay khí mỏ dầu) là
A. H2.
B. CH4.
C. C2H4.
D. C2H2.
Đáp án: B
Câu 4: Dầu mỏ nước ta có hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh là
A. nhỏ hơn 0,5%.
B. lớn hơn 0,5%.
C. bằng 0,5%.
D. bằng 0,05%.
Đáp án: A
Câu 5: Crăckinh dầu mỏ để thu được
A. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn.
B. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn.
C. hiđrocacbon nguyên chất.
D. dầu thô.
Đáp án: A
Câu 6: Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn
A. thép.
B. gang.
C. kim cương.
D. bạc.
Đáp án: C
Câu 7: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là
A. hiđro.
B. metan.
C. etilen.
D. axetilen.
Đáp án: B
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.
B. Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong đời sống và sản xuất.
C. Crackinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.
D. Khí thiên nhiên là do cây quang hợp sinh ra.
Đáp án: D
Câu 9: Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% metan; 2% nitơ và 2% khí cacbon đioxit là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
A. 9,6 lít.
B. 19,2 lít.
C. 28,8 lít.
D. 4,8 lít.
Đáp án: B
Theo bài ra, trong 10 lít khí thiên nhiên có 9,6 lít CH4; 0,2 lít N2 và 0,2 lít CO2.
Đốt cháy khí thiên nhiên có phản ứng hóa học sau:
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.
Theo PTHH cứ 1 mol CH4 phản ứng cần 2 mol O2
→ Cứ 9,6 lít CH4 phản ứng cần 9,6.2 = 19,2 lít O2.
Câu 10: Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 96% CH4; 2% N2 và 2% CO2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 29,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,86 lít.
B. 6,72 lít.
C. 4,48 lít.
D. 67,2 lít.
Đáp án: B
Theo bài ra, cứ V lít khí thiên nhiên có 0,96V lít khí CH4; 0,02V lít N2 và 0,02V lít CO2.
Đốt cháy khí thiên nhiên có phản ứng hóa học sau:
Thể tích CO2 thu được sau khí đốt:
VCO2 = VCO2 ban đầu + VCO2 (1) = 0,02V + 0,96V = 0,98V (lít)
Cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư:
Theo PTHH (2) có: nCO2 = n↓ vậy VCO2 = 0,294.22,4 = 0,98V
→ V = 6,72 lít.
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
Chuyên mục: Hoá học 9
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/hoa-hoc-9-bai-40-dau-mo-va-khi-thien-nhien/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục