Giáo dục

Hủ tục là gì? Phân biệt phong tục và hủ tục

 

Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Làm thế nào để bài trừ hủ tục hiệu quả? Hãy cũng THPT Thành Phố Sóc Trăng tìm câu trả lời với bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang xem bài: Hủ tục là gì? Phân biệt phong tục và hủ tục

Hủ tục là gì?

Chấn chỉnh hiện tượng văn hóa phản cảm, trong đó có cướp vợ , bắt vợ

Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu. Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì hủ tục là những thói hư, tật xấu, tồi tàn làm cho xã hội bị trì trệ, chậm phát triển. Những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là các dân tộc thiểu số.

Hủ tục bắt nguồn từ đời sống tinh thần của nhân dân, tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Các hình thức của hủ tục đã luôn tự thay đổi để thích nghi với xã hội mà nó đang tồn tại. Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa. Các hủ tục vẫn có thể thay đối nếu những người đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục tốt.

Nhận diện hủ tục?

Phát hiện tảo hôn, tôi tố cáo thế nào?

Có thể nhận diện hủ tục (phong tục, tập quán lạc hậu) qua một số biểu hiện như sau:

– Tập quán du canh, du cư; chặt phá, đốt rừng bừa bãi để làm nương rẫy; thả rông gia súc…

– Tập tục tổ chức đám cưới, đám tang, lễ hội nhiều ngày, ăn uống đình đám, chi tiêu lãng phí; trồng và hút thuốc phiện…

– Những tập tục lạc hậu trong ăn ở, sinh đẻ, chữa bệnh, hôn nhân, cưới hỏi, tang ma như: nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn ở một số nơi có nhà sàn; không làm nhà xí, đi vệ sinh bừa bãi gây ô nhiễm môi trường; đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày; kiêng kỵ thiếu cơ sở khoa học trong sinh đẻ; làm chết trẻ sinh đôi, sinh ba ở một số dân tộc vì cho rằng sinh thừa, là điềm xấu…; chữa bệnh bằng bùa phép của thầy cúng; tảo hôn, ép duyên, thách cưới; hôn nhân khép kín trong dòng tộc; tục tang ma trải qua nhiều nghi thức, thủ tục, phụ thuộc vào thầy cúng, thầy mo xem ngày; phân biệt đối xử với người chết (người chết trẻ, chếtkhông bình thường không được tang ma theo đúng thủ tục thông thường); chôn cất người chết tùy tiện, chôn chung mồ (người Giarai); tục vợ truyền, hoặc nối dây (nếu người chồng chết, người vợ phải lấy anh hoặc em chồng) ở một số dân tộc.

– Không cho con cháu đi học lên lớp cao, nhất là con gái, cho rằng chỉ cần biết đọc, biết viết là được,ở nhà lao động và lấy vợ, lấy chồng sớm để dòng họ được đông con nhiều cháu…

– Cúng bái, đốt vàng mã; mê tín dị đoan chỉ trông chờ vào sự phù hộ của trời đất, thần linh, tổ tiên… không có ý thức lao động, tinh thần tự chủ của bản thân; quan niệm có ma gà (dân tộc Tày), ma lai, thuốc thư (dân tộc Giarai, Bana)…

Giải pháp bài trừ hủ tục

Một số biện pháp nhằm bài trừ hủ tục trong tang ma của dân tộc H'Mông và  dân tộc Thái tỉnh Điện Biên

Vấn đề cải tạo, bài trừ các tập tục lạc hậu là vấn đề lâu dài, cần tăng cường các giải pháp về truyền thông tích cực, có thể áp dụng một số giải pháp:

1. Truyền thông bằng thông điệp hành động: Mỗi nội dung tuyên truyền phải tìm “thông điệp”, “từ khóa” mấu chốt của vấn đề, để khi tuyên truyền người dân thấy dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ chấp nhận, dễ làm theo.

2. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông: Sử dụng hiệu quả hình thức tuyên truyền miệng, thực tế cho thấy tuyên truyền trực tiếp, đối thoại ở vùng DTTS phù hợp và hiệu quả hơn so với tuyên truyền gián tiếp. Tăng cường hình thức truyền thông sân khấu hóa, có sự tham gia của cộng đồng, người dân. Qua đó giáo dục nhận thức nhân dân trong quá trình tập luyện, trình diễn các tiết mục; đồng thời chuyển tải đầy đủ nhất nội dung tuyên truyền đến cộng đồng mình. Truyền thông sân khấu hóa là hình thức tuyên truyền sống động, ở đó mỗi chi tiết đều được người tham gia thể hiện bằng tình cảm, thái độ rõ ràng, để người xem đồng tình ủng hộ cái tốt, tỏ thái độ rõ ràng phê phán cái xấu, góp phần định hướng lại bộ phận người dân còn chưa nhận thức rõ, hoặc đang lệch chuẩn vấn đề tuyên truyền. Tạo điều kiện cho đồng bào thăm quan học tập kinh nghiệm những mô hình tốt, cũng như được chứng kiến những hệ lụy do hành vi tập tục gây ra. Sử dụng hiệu quả các báo, tạp chí. Nắm bắt và sử dụng hiệu quả phương tiện mạng xã hội.

3. Phát huy vai trò của nhà trường: Với số lượng giáo viên và học sinh đông đảo, đặc biệt là học sinh, chủ nhân tương lai của văn hóa tộc người. Vì vậy, muốn xây dựng thành công đời sống văn hóa văn minh trong đồng bào DTTS, phải chú trọng giáo dục văn hóa trong nhà trường, bởi truyền dạy văn hóa truyền thống các dân tộc trong trường học sẽ góp phần rèn luyện nhân cách học sinh người DTTS về chuẩn mực đạo đức, lối sống theo đúng tập quán tộc người, định hướng hoàn thiện hình ảnh bản thân, trở thành những người con ưu tú của đồng bào; đặc biệt là qua đó học sinh tuyên truyền hàng ngày đến người thân trong gia đình.

4. Củng cố xây dựng mạng lưới cán bộ truyền thông người DTTS: Vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh rất rộng, giao thông khó khăn, để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, ngoài các phương tiện truyền thông, đội ngũ cán bộ tuyên truyền cơ sở giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm xây dựng mạng lưới cán bộ truyền thông người DTTS, mạnh về cả chất lượng và số lượng. Trên cơ sở các tổ chức chính trị, xã hội, cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo thành lập các nhóm hoạt động theo sở thích, nghề nghiệp để tập hợp những cá nhân người DTTS có uy tín, năng lực, sức ảnh hưởng đối với cộng đồng. Quá trình tranh thủ lực lượng này, cần cung cấp thông tin, tập huấn, bồi dưỡng, trang bị về kiến thức, từng bước giúp họ rèn luyện bản lĩnh chính trị, hoàn thiện bản thân, giữ vững và ngày càng tăng uy tín bản thân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của người cán bộ làm công tác tuyên truyền.

Phân biệt phong tục và hủ tục:

– Phong tục là thói quen, là nề nếp được được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, từ hoạt động đời sống của con người và truyền từ đời này sang đời khác được xã hội công nhân. Phong tục được gọi là bắt buộc như nghi thức, nghi lễ thì cũng khác với các hoạt động thường ngày thường xuyên của chúng ta.

– Hủ tục là những thói quen,nghi thức cổ về những điều linh thiêng nhưng có thể dẫn đến những việc làm không tốt khiến xã hội lên án.

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão… Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Hệ thống các phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Phong tục là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng.

Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội

  • Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này, nước này khác với cộng đồng khác, dân tộc khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, dân tộc mình mới là sống đúng với truyền thống.
  • Việc duy trì các nếp sống để trở thành phong tục là một điều mang ý nghĩa cả về mặt ý thức lẫn tâm linh. Đồng thời, việc duy trì những phong tục thường niên này tạo niềm tin cho những người thực hiện rằng sẽ có được những điều tốt lành, sẽ được ông bà trên cao ủng hộ, được mọi người yêu mến và học hỏi, từ đó, tạo nên một niềm tin nội tâm mãnh liệt, tạo thành động lực cho từng người luôn tin vào những điều tốt đẹp, luôn tin vào cuộc sống, có ý chí vươn lên, không bao giờ từ bỏ và cũng không để bản thân vướng vào những điều đen tối.
  • Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay, không chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hóa. Có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìm những phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở.
  • Phong tục cũng góp phần không nhỏ trong ổn định trật tự xã hội, đóng góp một phần lớn trong việc quản lý và quán triệt đời sống xã hội của những người đứng đầu trong một nhóm cộng đồng dân cư. Việc hình thành phong tục đã là một yếu tố tiên quyết để những người trong cùng một cộng đồng dân cư thống nhất với nhau về tư tưởng, cùng nhau hành động theo một hướng, tạo nên sự ổn định nhất định trong đời sống. Từ đó, những người đứng đầu là những người có trách nhiệm quản lý một cộng đồng dân cư có thể dựa theo những phong tục đó để có những quyết sách quản lý phù hợp, cũng có những ý tưởng dựa trên niềm tin của cộng đồng dân cư vào những phong tục đó để ổn định trật tư xã hội một cách tốt nhất, ngày càng đưa cộng đồng dân cư đó hướng đến những điều tốt đẹp, văn minh, tiến bộ, bài trừ những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại, đem lại những điều không tốt đẹp, gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, phong cách, lối sống, sức khỏe của con người.

Video về hủ tục

Kết luận

Vì vậy, biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất chính là tuyên truyền, giáo dục. Bằng cách nào đó để người ta hiểu ra rằng, đó là những hành vi sai trái, độc ác để họ từ bỏ.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/hu-tuc-la-gi-phan-biet-phong-tuc-va-hu-tuc/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button