Tổng hợp

Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Chào Mào Siêng Hót, Hót Hay, Căng Lửa

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nuôi nhiều chào mào có nên cho thấy mặt nhau ko
  • Cách kích chào mào bổi ra giọng
  • Chào mào bổi nuôi bao lâu thì sổ giọng
  • Chào mào nuôi bao lâu thì ra giọng
  • Chào mào bổi không ra giọng
  • Tại sao chào mào không hót
  • Chào mào chỉ kêu
  • Cách cho chào mào hót sung

lam sao de chao mao hot to 1

Bạn đang xem bài: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Chào Mào Siêng Hót, Hót Hay, Căng Lửa

Chim chào mào là một trong những loài chim được rất nhiều anh em mê chim cảnh chọn nuôi. Loại chim này rất phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Câu hỏi được nhiều anh em đặt ra khi chọn nuôi loài chim này là làm sao để chào mào hót hay nhất. Đối với những con chim chào mào đã thuần hthì không cần phải bàn cãi gì nữa vì chim đã được huấn luyện. Bây giờ, Tmdl.edu.vn sẽ giúp các anh em biết cách nuôi chim chào mào hót hay căng lửa cho những chú chim chào mào bổi? Vấn đề chăm sóc và nuôi chào mào sao cho chúng hót hay và căng lửa là vấn đề rất được quan tâm.

 

Tổng quan về chim chào mào

cach lam chao mao sieng hot 1 1

Cách làm chào mào siêng hót, căng lửa

1. Chim chào mào là gì?

Chim chào mào tên tiếng anh là Red-whiskered Bulbul, đây là loài chim thuộc họ nhà chim sẻ biết hót, giọng hót trong trẻo lên đến 3 – 4 âm thanh. Chào mào sống chủ yếu ở các vùng Châu Á.

Tại Việt Nam, loài chim này được giới chơi chim yêu thích và gọi với nhiều tên khác nhau như: Chim chào mào, chào mào mũ, hoành hoạch hồng, chào mào đá,..

2. Phân loại chim chào mào

Dựa vào đặc điểm và ngoại hình người ta phân loại chim chào mào theo một số đặc điểm như sau:

  • Chào mào xanh: Đầu đen, lông cánh và lưng có màu xanh lá cây non
  • Chào mào má trắng: Hai bên má có vệt trắng rất cân xứng
  • Chào mào lân tê: Mũ chào mào là mũ lân cong giống như sừng đầu lân
  • Chào mào mí lửa: Giống này rất quý hiểm có phần mí mắt màu đỏ
  • Chào mào vàng: Lông ức có màu vàng, mào có màu vàng tươi, đặc biệt ở lưng cánh đuôi có màu đen sẫm
  • Chào mào chân huyết: Chim có đôi chân màu đỏ tươi
  • Chào mào yếm khít: Bộ phận yếm khít đẹp hơn những con yếm thưa
  • Chào mào xám khối: Lông đuôi, cánh và lưng có màu xanh khói
  • Chào mào bạch tạng: Loài chim biến đổi gen với đặc điểm có bộ lông trắng tuyết, mắt đỏ
  • Chào mào xòe: Lông đuôi xòe rộng ra, một số thì căng cứng một số thì hơi rủ xuống
  • Chào mào ngũ đoản: Với 5 bộ phận mào, mỏ, thân, chân, đuôi đều rất ngắn
  • Chào mào ngũ thường: Phần thân, chân, mỏ, đuôi dài và có màu sẫm

Ngoài ra, chào mào còn được phân loại theo tiếng hót và độ trưởng thành:

  • Chào mào bổi: Những loại chào mào nhỏ, chưa phát triển về thân hình và tiếng hót
  • Chào mào ché: Những chim đã được huấn luyện để chiến đấu

Cách thuần chào mào bổi

Dogily nhận được rất nhiều câu hỏi về việc chào mào ăn gì để hót hay? Chế độ dinh dưỡng cho chào mào như thế nào? Chúng ta sẽ bắt đầu bước đầu tiên luôn nhé đó là thuần chào mào bổi. Bạn sẽ thấy được hết cái hay khi chơi chim khi các bạn thuần được chào mào.

Đầu tiên, bạn cần có 2-3 tháng để tập cho chào mào ăn và làm quen với cái lồng. Bạn phải thật kiêng nhẫn trong giai đoạn này nếu không muốn chim bị hỏng. Thật sự mà nói bạn phải kiêng nhẫn vì đây chính là giai đoạn khó khăn nhất trong các giai đoạn nuôi chim.

Bạn cần phải trùm kín áo lồng cho chim và chỉ hé một khe nhỏ cho chim. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim và hạn chế di chuyển,… Nói chung, bạn cần để chim một chỗ để chim tự làm quen với môi trường bị nhốt trong lồng. Từ từ, bạn hé áo lồng ra để chim quen dần với môi trường mới. Sau khi chim dạn thì bạn đã thành công với việc thuần chào mào bổi rồi đó.

Sau 3 tháng tập làm quen với việc bị nhốt trong lồng sẽ chuyển sang giai đoạn cho chim làm quen với môi trường mới. Trong gia đoạn này, bạn cần tiếp xúc với chim nhiều hơn. Tắm cho chim nhiều hơn và treo chim ở nhiều chỗ để chim quen dần môi trường xung quanh. Lúc này, bạn cần cho chào mào ăn ít và ăn hết thì mới cho thêm thức ăn vào. Làm như thế, chim sẽ biết ai là chủ và mỗi lần bạn đến gần là cho nó ăn. Vì thế, chim cũng không sợ bạn nữa và bạn có thể thuần phục được nó rồi.

chim cho mao 1

Ba loại trái cây chim ưa thích nhưng chỉ được ăn vừa phải:

Trái đầu tiên phải kể đến là củ khoai ráy. Khi cho chào mào ăn thì chúng sẽ bị ngứa họng và hót suốt ngày. Củ khoai ráy được dùng để trị những em chào mào lười hót hay không chịu hót. Tuy nhiên, nếu bạn cho chim ăn 1 tháng chú chim của bạn sẽ hót không thôi. Vì vậy, bạn không nên cho chúng ăn củ khoai ráy này nhiều quá nhé.

Thứ hai là cà chua, đây là quả giúp chim thanh nhiệt, giải độc, bổ sung các chất Vitamin A, B, C. Ngoài ra, còn giúp chim được thay lông nhanh. Thế nên, cà chua được xem là trái thích hợp cho chim ăn lúc đang thay lông, ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nếu bạn cho chào mào ăn nhiều sẽ khiến chim không căng lửa và đi phân loãng.

Thứ ba là quả ớt, một loại quả chứa rất nhiều chất Vitamin A và C. Quả ớt thường được cho vào công thức làm cám chào mào để giúp chúng căng lửa hiệu quả. Bên cạnh đó, ớt sẽ kích thích chim siêng hót hơn so với bình thường. Ớt còn giúp cho bộ lông của chim đẹp, cứng cáp và giúp ích cho hệ tiêu hóa của chim. Nếu chào mào của bạn bị thương, bạn cũng nên bổ xung ớt cho chim. Vì ớt sẽ giúp cho chào mào giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, do ớt quá nóng nên các bạn cho chim ăn ớt vừa phải. Ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của chào mào và khiến chim bị nóng.

Thức ăn nuôi chim chào mào

Chim chào mào ăn gì?

Nuôi chim chào mào cần bổ sung đủ dinh dưỡng để chim căng lửa, có một bộ lông đẹp, khỏe mạnh, siêng hót.

Thức ăn có nguồn gốc động vật cho chim bao gồm: sâu gạo, sâu tươi, sâu non, cào cào non, châu chấu, giun đất, giun quế… Không nên cho chim ăn dế thịt bò tươi sống, thịt lợn tươi sống, hải sản tươi sống… sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng.

Thức ăn có nguồn gốc thực vật như đu đủ, xoài, cam, chuối, dâu, cà rốt, củ cải đường, táo tàu, dưa hấu, chuối, ớt… cung cấp một lượng vitamin quan trọng cho chim.

cach nuoi chim chao mao sieng hot 004 1

Có nên cho chào mào ăn ớt không? Nhiều người khuyên bảo cho chào mào ăn ớt thì chúng sẽ lên lửa nhanh. Thế nhưng điều này không đúng. Tuy ớt nhiều vitamin nhưng lại cay nóng sẽ làm chim bị điên loạn, uống nhiều nước, hôm sau sẽ có hiện tượng ăn ít, xù lông, không siêng hót. Do đó nên hạn chế tối đa việc cho chim ăn ớt.

Khi nuôi chim không phải lúc nào cũng sẵn có nguồn thức ăn từ động vật. Ngoài ra để chim ăn hết, ngon miệng, bạn cũng có thể sử dụng máy ép cám chim để tự làm cám dựa trên công thức cám chào mào chuẩn dưới đây cho chim có tuổi lồng từ 18 tháng tuổi trở lên

  • Công thức 1 làm cám kích chào mào:

    Nguyên liệu Dùng từ tháng 2 – 8 dương lịch Dùng từ tháng 8 – 2 năm sau dương lịch Bột ngô 500gr 500gr Đỗ xanh (có vỏ) 500gr 300gr Đỗ tương 300gr 500gr Gạo lứt đỏ (hoặc gạo thường) 400gr 250gr Lạc 250gr Vừng 250gr Tôm tươi (tôm nước ngọt hay tép gạo) 400gr 400gr Mật ong 100gr Đường vàng 40gr Cà rốt 500gr 500gr Bột canh 20gr 20gr Trứng gà (chỉ lấy lòng đỏ) 40 quả 50 quả Bột khoáng Promix 20gr Nghệ tươi (cho ăn vào 3 tháng mùa đông) 20gr

  • Công thức 2 làm cám kích chào mào:

    Nguyên liệu Dùng từ tháng 2 – 8 dương lịch Dùng từ tháng 8 – 2 năm sau dương lịch Gạo lứt đỏ (hoặc gạo thường) 500gr 500gr Đỗ xanh (có vỏ) 500gr 300gr Đỗ tương 300gr 500gr Tinh bột ngô 400gr 400gr Vừng 300gr Lạc 300gr Tôm tươi (tôm nước ngọt hay tép gạo) 500gr 500gr Thịt bò 300gr 300gr Trứng gà (chỉ lấy lòng đỏ) 50 quả 40 quả Mật ong 200gr 200gr Kỳ tử 150gr 300gr Cà rốt 1kg 1kg Bột xương cá 50gr 50gr Khoáng tổng hợp Promix 20gr 20gr Nghệ tươi (chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông) 20gr

Cách chế biến thức ăn cho chim chào mào

Các loại hạt ngũ cốc cần rang chín. Tôm và thịt bò nên nấu chín sau đó xay nghiền nhuyễn. Cà rốt đem luộc chín, tán nhuyễn. Nghệ vàng tươi cạo sạch vỏ, giã nhỏ.

Trước tiên, trộn gạo lứt, đỗ tương, đỗ xanh, hạt vừng, lạc, kỳ tử vào nhau, đem xay nghiền nhuyễn thành bột mịn.

Tiếp theo, trộn tôm, lòng đỏ trứng, mật ong, cà rốt chín, bột xương cá, nghệ tươi, khoáng vào nhau, xay nhuyễn ở dạng lỏng.

Cuối cùng, đem trộn hai nguyên liệu này vào với nhau, bỏ vào máy đùn cám viên cho chim để làm hạt cám chim. Tùy theo tuổi, người nuôi có thể thay mặt sàng để đạt viên cám có kích thước phù hợp.

cach nuoi chim chao mao sieng hot 013 1cach nuoi chim chao mao sieng hot 014 1

Để bảo quản cám viên làm thức ăn dự trữ cho chim, bạn có thể cho cám vào lò vi sóng hoặc lò nướng để cám khô, đảm bảo dinh dưỡng giúp cáp không bị mốc, ẩm.

Cách chăm sóc chào mào đúng cách, chế độ ngủ nghỉ

Để sở hữu một em chào mào hót hay, chơi tốt thì việc chăm sóc đúng cách cho chim là điều cần thiết. Vậy để có một chế độ tắm táp, rửa ráy ngủ nghĩ của chào mào hợp lý bạn hãy xem tiếp phần sau đây nhé!

Chế độ tắm cho chim chào mào

Để chim có thể căng lửa nhất thì việc tắm táp cũng vô cùng quan trọng đối với chào mào.

  • Về phần tắm nắng cho chim: Bạn nên cho chào mào tắm nắng khoảng thời gian từ 8h – 10h sáng. Vào mùa hè hoặc trời nắng gắt thì chỉ nên cho chim tắm tầm 30 phút rồi đem chim vào chỗ mát.
  • Về phần tắm nước: Tốt nhất cho chim tắm từ khoảng 12h – 3h chiều. Vì lúc này thời tiết nóng, nước ấm áp phù hợp với nhiệt độ cơ thể chào mào. Trước khi tắm bạn phơi chim tầm 5 phút rồi hãy tắm. Nếu nhà có nước giếng thì dùng nước giếng tắm cho chim. Bởi vì trong nước giếng có khá nhiều khoáng chất có ích cho bộ lông của chim.

Lưu ý sau khi tắm xong thì không trùm kín lồng chim ngay mà đợi chim khô ráo rồi mới trùm lồng nhé. Tránh trường hợp chim bị cảm lạnh vì chim chưa khô.

Chế độ tập luyện, tập dợt cho chào mào

Để nuôi được một con chim chào mào hót hay yếu tố khá quan trọng đó là việc tập luyện cho chào mào. Tập luyện sẽ giúp cho chim có một sức khỏe tốt, ổn định và một giọng hát khỏe, căng lửa.

Có nhiều cách tập luyện cho chào mào, nhiều kiểu tập giọng, tập thể lực cho chim,… Bạn có thể tập luyện ngay tại nhà hoặc đi đến các hội thi chim,… Nếu bạn mới chơi chim và chim của bạn vừa căng lửa thì cũng không nên mang đến các nơi để chinh chiến, học hỏi đâu nha. Hãy để chú chim còn non được tập dợt trước ở nhà rồi mang đi cũng không muộn.

Cách tập giọng cho chào mào tại nhà

Để chào mào của bạn có thể làm quen và học hỏi cách chơi bằng cách đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn hãy tải những tiếng chim chào mào hót hay ở trên mạng và cho chú chim cả mình nghe. Đây chính là cách để bạn giúp cho chim chơi theo ý muốn của mình khá hay.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mượn hoặc kiếm một con chim có giọng hót hay cho chim học theo. Đơn giản đây cũng là cách cho chim nghe tiếng hót của nó thôi.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Tập lực cho chào mào

Việc cho chào mào tập lực sẽ giúp chúng có một sức khỏe ổn định, cách chơi ổn định và không sợ bất cứ đối thủ nào. Để tập lực cho chào mào bạn cần bố trí cầu cóng hợp lý để chào mào có thể liên tục di chuyển. Như thế, chim sẽ liên tục được hoạt động và khỏe mạnh tránh bị ì sau một khoảng thời gian.

chao mao trong mai 1

Cho chào mào của bạn cọ sát với con chào mào khác

Khi chào mào của bạn đã cứng cáp, hãy cho chúng tiến ra biển lớn. bạn có thể tìm đến các câu lạc bộ, các hội thi chim để tập dợt cho chào mào. Hãy tìm những con chim vừa phải để dợt nếu gặp những con cứng cựa thì chim của bạn sẽ bị sợ đấy. ban đầu, hãy kẹp với những con chim cũng còn non yếu giống mình để dợt nhé!

Thông thường ở những câu lạc bộ, hội thi chim sẽ chia ra làm 2 khu nên anh em chú ý nhé.

Bạn cũng cần hết sức chú ý, không cho chào mào của mình chơi hết nước. Nếu bạn đem chào mào từ hội chim về mà chim không ăn uống nổi, ủ rũ là thôi xong. Cách chơi ở đây có nghĩa là bạn hãy tạo nước ức cho chim của mình. Nếu chim của bạn chơi tầm 2 tiếng thì bạn cho chơi 1 tiếng rưỡi thôi. Tiếp đó, trùm lồng và đem về nhà. Khi quay về nhà chim sẽ tiếp tục chơi hết nước và hung hăng vì đã về đến lãnh địa của mình rồi. Chim sẽ dọa nạt và quát tháo những con chào mào xung quanh nhà… Như thế lần sau đi chơi chim sẽ tiếp tục chơi hay và chơi tốt hơn những lần trước đó.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách chọn chào mào siêng hót

cach lam chao mao sieng hot 4 1

Cách chọn chim chào mào

Để giúp quá trình cách làm chào mào siêng hót được nhanh chóng, trước khi chọn mua chào mào bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên bắt đầu quá trình nuôi chim bổi (chim non) hoặc nuôi chim bồi (chim bẫy tự nhiên)
  • Chọn những con chim lanh lợi, lí lắc, cặp ức phải to dài
  • Chọn loại chim có mũ lân hoặc mũ rơm
  • Chân chào mào phải to, đẹp, dài, tướng đi đòn dài
  • Miệng những chú chim siêng hót sẽ ngắn hơn

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Tại sao chào mào không hót?

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

cach lam chao mao sieng hot 5 1

Tại sao chào mào không hót?

Một số nguyên nhân khiến chim chào mào không hót có thể kể đến như sau:

  • Chào mào thay đổi chủ mới nên chưa quen
  • Môi trường sống thay đổi đột ngột
  • Thức ăn và chế độ dinh dưỡng bị thay đổi chim chưa thích nghi được
  • Thời tiết thay đổi cũng khiến chim không hót
  • Quá trình thay lông khiến chim bị suy nhược ảnh hưởng đến khả năng siêng hót của chim
  • Chào mào trống có giọng hót hay hơn chào mào mái

Cách khắc phục chào mào hót tiếng mái

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

cach lam chao mao sieng hot 6 1

Cách khắc phục chào mào hót tiếng mái

Ngoài cách làm chào mào siêng hót nhiều người cũng thắc mắc không biết cách khắc phục chào mào hót tiếng mai như thế nào. Thực chất giọng hót không thể thay đổi được, bạn chỉ có cách giúp chúng căng lửa đẻ đạt được giọng hót đỉnh nhất mà thôi.

Hy vọng với những chia sẻ về cách làm chào mào siêng hót vừa rồi sẽ giúp quý bạn đọc có thêm kiến thức về loài chim yêu thích này. Xem thêm nhiều bài viết tại website Tmdl.edu.vn

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Tmdl.edu.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nuôi nhiều chào mào có nên cho thấy mặt nhau ko
  • Cách kích chào mào bổi ra giọng
  • Chào mào bổi nuôi bao lâu thì sổ giọng
  • Chào mào nuôi bao lâu thì ra giọng
  • Chào mào bổi không ra giọng
  • Tại sao chào mào không hót
  • Chào mào chỉ kêu
  • Cách cho chào mào hót sung


  • #Hướng #Dẫn #Cách #Nuôi #Chim #Chào #Mào #Siêng #Hót #Hót #Hay #Căng #Lửa

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button