Đề bài: Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Bạn đang xem bài: Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
I. Dàn ý Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
2. Thân bài:
* Dẫn dắt vào chuyện:
– Em đã đọc được ở đâu hay được nghe kể từ ai?
– Đó là câu chuyện thuộc thể loại gì? (cổ tích, truyền thuyết,…)
– Chuyện diễn ra trong thời gian, địa điểm nào?
– Khái quát các nhân vật có trong truyện, nhân vật chính của chuyện
* Kể lại câu chuyện:
– Kể chi tiết các diễn biến sự việc có trong truyện
– Kể theo trình tự, nhấn mạnh hành động, chi tiết liên quan đến truyền thống đoàn kết
* Nhận định về ý nghĩa của câu chuyện
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện và truyền thống đoàn kết của dân tộc
II. Bài văn mẫu Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
1. Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, mẫu 1 (Chuẩn)
Cứ mỗi lần nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường, em lại nhớ đến câu chuyện “Chiếc đồng hồ” của Bác Hồ. Đó là câu chuyện về tinh thần đoàn kết mà Bác Hồ đã dạy cho các chiến sĩ, em đã được nghe cô giáo kể trong chuyến tham quan nhà sàn nơi Bác ở.
Chuyện kể rằng mùa thu năm 1945 Bác Hồ đến thăm hội nghị cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Đến khi có thông báo cử một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô, nghĩ đây là cơ hội đi công tác, về thăm Hà Nội, thăm nhà nên ai cũng muốn đi. Lúc đó Bác Hồ liền rút từ trong túi áo ra một chiếc đồng hồ đeo tay, bác giơ lên cao và hỏi mọi người chức năng của từng bộ phận, ai cũng trả lời đúng các câu hỏi của Bác. Thế nhưng đến khi bác hỏi “Trong đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng nhất, bỏ đi một bộ phận có được không?”. Lúc này mọi người suy nghĩ rất lâu rồi đồng thanh đáp “Không bỏ được ạ!”. Nghe đến đây Bác ôn tồn nói “Các chú ạ! Các bộ phận của đồng hồ cũng giống như cơ quan của một Nhà nước, cơ quan nào cũng quan trọng, cần phải có và phải làm. Nếu như anh kim lại đòi làm chữ số, anh máy lại đòi làm dây đeo thì không còn là cái đồng hồ nữa”. Nghe lời bác các chú chiến sĩ liền hiểu ra ý nghĩa của sự đoàn kết, mỗi người một việc, là một phần quan trọng của tập thể. Phải đoàn kết và nỗ lực để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã dạy chúng ta bài học về sự đoàn kết, dân tộc ta cũng nhờ có tinh thần đoàn kết nên đã chiến thắng nhiều cường quốc xâm lược.
2. Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, mẫu 2 (Chuẩn)
Có một câu chuyện rất giản dị, gần gũi về tinh thần đoàn kết đó chính là câu chuyện bó đũa. Em đã nghe câu chuyện này từ ông nội của em, ông kể rằng đó là bài học từ xa xưa khi các cụ răn dạy con cháu vì ngày xưa một nhà thường rất đông con.
Câu chuyện bó đũa kể rằng: Ngày xưa có một gia đình có năm người con trai, lúc còn nhỏ các anh em rất thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Tuy nhiên sau dần lớn lên, lập gia đình, lấy vợ sinh con, mỗi người một nhà liền nảy sinh tính hơn thua, va chạm, ganh đua gây mất đoàn kết gia đình. Người cha thấy các con không đoàn kết, chia đàn xẻ nghé thì rất buồn phiền liền sinh bệnh ốm. Những người con trai chẳng lo chữa trị cho cha mà chỉ cốt chia gia tài của cha làm sao cho công bằng. Một hôm người cha cầm một bó đũa và gọi năm người con trai lại và nói “Nếu ai bẻ gãy được cả bó đũa này ta sẽ thưởng cho tất cả gia tài”, các anh con trai liền thi nhau bẻ, tuy nhiên dù có trai tráng, lực lưỡng đến đâu cũng không thể bẻ gãy dù chỉ một que đũa trong bó đũa. Thấy các con đã chịu thua, người cha bèn cởi bó đũa ra và đưa cho mỗi người một que đũa và bảo họ bẻ, các anh con trai bẻ gãy một cách dễ dàng. Lúc này người cha mới nói “Gia đình như một bó đũa này vậy, các con đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì gia đình hạnh phúc, yên ổn, có đoàn kết mới có sức mạnh”.
Lắng nghe câu chuyện bó đũa của ông nội, em nhìn ra bố và các chú các bác cũng đều rất thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, dù bao nhiêu năm tình cảm anh em trong gia đình vẫn luôn đoàn kết, thắm thiết.
3. Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, mẫu 3 (Chuẩn)
Nhắc đến tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam em lại nhớ về cuộc thi kéo co của lớp em vào chủ nhật tuần trước. Từ cuộc thi đó lớp chúng em nói chung và em nói riêng đã nhận ra ý nghĩa sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống.
Hôm đó là hội thi kéo co, lớp chúng em có nhiều bạn nữ nhưng lại bốc thăm trúng lớp B là lớp có nhiều bạn nam, toàn các bạn cao lớn và khỏe. Biết nắm chắc phần thắng, các bạn lớp B liền thể hiện chỉ cần nửa lớp bạn là đã có thể thắng lớp em. Chúng em ban đầu cũng rất nản chí, vì nghĩ rằng sẽ thua ngay từ đầu, thế nhưng lớp trưởng em đã nói “Chỉ cần chúng ta đoàn kết, cả lớp mình sẽ thắng không chỉ nửa lớp mà cả lớp B”. Bước vào cuộc thi, hai lớp với đầy đủ thành viên đều tham gia. Lớp em các bạn đã bàn bạc kế hoạch và phối hợp cách kéo với nhau, đứng so le rồi xếp chân người này bắt chéo qua chân người khác để gia tăng sự chắc chắn, không bị trượt chân. Tiếng còi cất lên, chúng em đồng thanh hô và kéo theo nhịp, từng tiếng hô vang lên, sợi dây đỏ đã nghiêng dần về phía lớp em. Phía bên kia lớp B thấy bị kéo quá mạnh liền lớn tiếng trách móc, chê trách lẫn nhau, vô tình giẫm lên chân nhau khiến nhiều bạn bị đau. Cuối cùng lớp chúng em đã chiến thắng cuộc thi kéo co, chúng em ôm lấy nhau, nhảy lên vì vui sướng. Đến lúc này em đã tin rằng, có sức mạnh đoàn kết sẽ biến những việc không thể thành có thể.
Sau cuộc thi đó lớp em càng thêm đoàn kết với nhau, trong thi đua cũng như học tập đều giúp đỡ lẫn nhau, đùm bọc nhau như những anh chị em trong nhà.
—————–Tổng kết——————
Trên đây là dạng đề văn kể chuyện lớp 5, các em và phụ huynh có thể tham khảo thêm nhiều đề bài khác để ôn luyện thật kỹ chuẩn bị cho bài thi giữa học kỳ sắp tới: Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, Kể về một việc mà em đã làm để chăm sóc cây xanh khi ở nhà, Kể về một lần em tham gia vệ sinh trường học, Kể về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/ke-chuyen-em-da-nghe-da-doc-ve-truyen-thong-doan-ket-cua-dan-toc-viet-nam/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục