Đề bài: Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên
Bạn đang xem bài: Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên
Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên
I. Dàn ý Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên (Chuẩn)
1. Mở bài
– Trong truyền thuyết xa xưa, được ông bà truyền miệng có một truyền thuyết kể về nguồn gốc của con cháu Lạc Hồng có tên Con Rồng, cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc và ca ngợi vẻ đẹp nòi giống của dân tộc Việt Nam ta, với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp.
2. Thân bài
– Ở vùng đất Lạc Việt lúc bấy giờ có vị thần tên Lạc Long Quân, chân thân hình rồng, tài năng, nhiều phép lạ, thường giúp nhân dân làm ăn và tiêu diệt yêu quái.
– Vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
– Âu Cơ ghé thăm Lạc Việt, hai người nảy sinh tình cảm, nên kết thành vợ chồng…(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên đầy đủ tại đây.
II. Bài văn mẫu Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên (Chuẩn)
Con cháu Việt Nam ta thường tự xưng là có nguồn gốc Tiên, Rồng đó cũng không phải là không có căn cứ. Trong truyền thuyết xa xưa, được ông bà truyền miệng có một truyền thuyết kể về nguồn gốc của con cháu Lạc Hồng có tên Con Rồng, cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc và ca ngợi vẻ đẹp nòi giống của dân tộc Việt Nam ta, với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp.
Tương truyền rằng thuở sơ khai, trời đất mới hình thành, mảnh đất Lạc Việt bên cạnh bờ sông Hồng vẫn còn thưa thớt con người sinh sống, trời đất vốn chủ yếu là nơi cư ngụ, ẩn cư của thần tiên. Thuở ấy con của Thần Long Nữ là Lạc Long Quân, có chân thân hình rồng, tài năng xuất chúng, sức mạnh phi phàm, diện mạo khôi ngô tuấn tú, thường giúp dân tiêu diệt các loài yêu quái làm hại dân lành, và dạy nhân dân trồng trọt, chăn nuôi. Những lúc rảnh rỗi thần lại trở về sống với mẹ ở thủy cung, dù đã trưởng thành nhưng thần vẫn chưa có hôn phối bởi vẫn chưa tìm được người thích hợp. Lại kể, ở vùng núi cao phương Bắc, quanh năm mây phủ là nơi ở của Thần Nông, vị thần cai quản nông nghiệp, thần có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần tên gọi là u Cơ. Nàng thích ngao du sơn thủy, hay tin miền đất Lạc Việt phong thủy hữu tình lại nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng bèn tìm đến thăm. Tại đây cơ duyên đã khiến cho Lạc Long Quân đang lúc trên cạn bắt gặp hình bóng người con gái xinh đẹp, rồi đem lòng yêu mến, u Cơ ngưỡng mộ danh tiếng Lạc Long Quân đã lâu, nay lại được gặp, hai người tâm đầu ý hợp rồi nguyện kết thành phu thê. Hai vợ chồng có những ngày tháng tân hôn hạnh phúc tại vùng đất Lạc, ít lâu sau u Cơ hoài thai, đủ chín tháng mười ngày nàng sinh một bọc có trăm trứng, trứng ấy nở thành trăm người con cả nam cả nữ, ai ai cũng mặt mày sáng sủa, tư chất thông minh thừa kế được từ bố mẹ. Ngày tháng dần trôi, Lạc Long Quân vốn là loài dưới nước, ở trên cạn lâu ngày liền cảm thấy không ổn, chàng từ biệt vợ con về Thủy Cung, u Cơ nuôi con một mình không tránh khỏi cô đơn buồn tủi bèn gọi chồng lên than vãn:
– Chàng không còn muốn sống với thiếp và các con nữa ư?
– Không phải như thế, chỉ là sức khỏe mẹ ta đã yếu, thủy cung còn nhiều sự vụ cần ta giải quyết, với lại ta với nàng một người quen miền nước thẳm, một người ưa chốn non cao, về lâu dài khó có thể ở cùng một nơi. Chi bằng như thế này ta với nàng chia mỗi người năm mươi con, nàng ở lại đất liền, còn ta dẫn con xuống thủy cung, mỗi người cai quản một phương, tùy thời mà phối hợp cho nhau. Ta sẽ thường xuyên đến thăm nàng và con. Nàng thấy thế có được không?
– Nếu chàng đã quyết, thiếp cũng đành nghe theo, chỉ mong chàng sẽ không quên lời hẹn, thiếp và các con sẽ rất nhớ chàng.
Thế rồi hai người chia nhau đi về hai phía, người con trai trưởng theo u Cơ được tôn lên làm vua, gọi là vua Hùng Vương thứ nhất, khai sinh ra nhà nước Văn Lang, chiếm cứ một vùng đất rộng lớn thuộc vùng Bắc Bộ,ven con sông Hồng ngày nay. Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua Hùng, bên dưới có các Lạc Hầu, Lạc Tướng, con gái vua thì gọi là Mị Nương, con trai vua thì gọi là lang, ngôi vua truyền cho con trai trưởng, truyền đến tận 18 đời đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết thuộc hàng kinh điển trong nền văn học dân gian Việt Nam, cũng vì sự tích này mà nhân dân ta từ bao đời nay vẫn thường tự xưng là con rồng cháu tiên với lòng tự hào nguồn cội sâu sắc.
——————-HẾT—————–
Cùng với bài Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên, các em có thể tìm đọc thêm: Đóng vai nhân vật Lạc Long Quân kể lại chuyên Con Rồng Cháu Tiên, Đóng vai nhân vật Âu Cơ kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên, Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên bằng lời kể của em, Khái quát giá trị Nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Con Rồng cháu Tiên.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/ke-lai-cau-chuyen-de-giai-thich-vi-sao-nguoi-viet-nam-tu-xung-la-con-rong-chau-tien/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục