Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
Bạn đang xem bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
I. Dàn ý Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
1. Mở bài
Giới thiệu về một tấm gương có nghị lực mà em đã được nghe, được đọc
2. Thân bài
* Kể chi tiết về tấm gương ấy
– Tấm gương giàu nghị lực ấy là ai?
– Hoàn cảnh cụ thể
→ Những hành động chứng tỏ nghị lực hơn người
– Thành tích mà họ đạt được
– Cảm nghĩ của em về tấm gương giàu nghị lực ấy
3. Kết bài
Bày tỏ cảm nghĩ về những tấm gương nghị lực
II. Bài văn mẫu Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
1. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực, mẫu số 1:
Em đã từng được nghe câu chuyện về anh Nick Vujicic, một tấm gương sáng về ý chí quyết tâm và nghị lực phi thường khi không có cả tay và chân nhưng vẫn đi vòng quanh thế giới và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.
Anh Nick Vujicic khi sinh ra đã không có tay và chân, cơ thể anh chỉ có mỗi phần thân và đầu. Nhưng không vì thế mà anh đầu hàng số phận, trở thành người tàn phế. Anh vẫn học cách bơi, học sử dụng máy vi tính và các công việc hàng ngày như đánh răng, viết lách, chải tóc,… chỉ với cơ thể mình. Anh cũng từng bị chế giễu bởi bạn bè, bị soi mói, dè bỉu, nhưng ý chí, nghị lực vượt khó và tình yêu thương gia đình đã giúp anh vượt mọi rào cản.
Anh đã đi khắp nơi trên thế giới để truyền động lực qua những bài diễn thuyết tới tất cả mọi người, đồng thời tiếp thêm hi vọng trong cuộc sống cho những người có hoàn cảnh giống mình
Anh Nick Vujicic đã làm được những điều mà đối với người bình thường thì đơn giản, nhưng đối với anh, đó là cả quá trình luyện tập gian khổ. Em rất hâm mộ và nể phục ý chí, nghị lực của anh.
2. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực, mẫu số 2:
Nhắc đến những bài nhạc cổ điển phức tạp với giai điệu cuốn hút là nhắc đến thiên tài Beethoven, người đã để lại hàng trăm tác phẩm âm nhạc nổi tiếng cho nhân loại. Nhưng ít ai biết rằng, ông bị khiếm thính sau trận ốm thuở ấu thơ.
Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Sau một trận ốm, thính giác của ông ngày một suy yếu và cuối cùng, ông không thể nghe được nữa. Vượt lên số phận, ông tiếp tục tập luyện đàn và đã trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại. Người thầy dạy ông những nốt nhạc đầu tiên chính là cha ruột, một nhạc sĩ đứng tuổi không thành công. Năm 17 tuổi, ông mất mẹ, không lâu sau thì cha qua đời. Đã có những lúc, cậu thiếu niên phải sống dựa vào tiền trợ cấp ít ỏi, một mình gánh vác trách nhiệm nuôi hai người em. Hơn nữa, ông còn bị đánh đập, áp đặt bởi người cha nghiện rượu. Nhưng vì ý chí quyết tâm và nghị lực siêu phàm, cậu bé Beethoven đã tìm cách ghi nhớ âm điệu các phím đàn qua sự mô tả, tiếp tích theo thầy dạy đàn. Chẳng bấy lâu sau, cậu bé phụ tá chơi piano trong nhà thờ đã trở thành nghệ sĩ đại dương cầm trong dàn nhạc Hoàng gia
Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng, là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau. Khắp nơi trên thế giới đều kính trọng nghị lực và quyết tâm của ông, một người không nghe được âm thanh lại trở thành nhà soạn nhạc huyền thoại.
3. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực, mẫu số 3:
Cách đây vài năm, cái tên Nguyễn Thị Ánh Viên đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ nhờ thành tích sáng chói của chị trên bảng đấu trường quốc tế, khẳng định ý chí phi thường của cô kình ngư nhỏ tuổi này.
Nguyễn Thị Ánh Viên được biết đến với thành tích 8 Huy chương Vàng và phá vỡ 8 kỉ lục game tại đại hội SEA GAMES 28. Cô nhanh chóng trở thành thần tượng của rất nhiều người. Ít ai biết rằng, sau thành công ấy, cô phải chấp nhận xa nhà từ 12 tuổi, rất ít khi được gặp cha mẹ, phải tuân theo quy định khắt khe về luyện tập và dinh dưỡng. Ở thời điểm nhỏ tuổi như vậy, không ít lần Ánh Viên muốn từ bỏ để sống một cuộc sống bình thường như các bạn, nhưng nhờ bản lĩnh, nghị lực và ý chí quyết tâm phi thường, vượt qua nỗi nhớ nhà da diết, cô đã có những thành tích để đời tại đấu trường quốc tế
Ánh Viên chính là tấm gương sáng cho chúng em noi theo về câu nói: “Tuổi nhỏ trí lớn”
Trên đây là nội dung bài văn mẫu Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực, để học tốt các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 4 khác như: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình, Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc, Kể lại câu chuyện giúp đỡ một người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/ke-mot-cau-chuyen-ma-em-da-duoc-nghe-hoac-duoc-doc-ve-mot-nguoi-co-nghi-luc/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục