Một số cách kết bài bài Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo
Kết bài bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
Bạn đang xem bài: Kết bài bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
1. Kết bài 1
Như vậy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” rút từ tập “Khối vuông Ru – bích” xứng đáng là một trong những sáng tác tiêu biểu thể hiện rõ đặc trưng thơ của Thanh Thảo. Qua những vần thơ đầy ám ảnh về số phận và cuộc đời bi kịch của người nghệ sĩ tài ba Lorca cùng âm vang tiếng đàn “li-la li-la li-la” ngân vang xuyên suốt bài thơ , chúng ta có thể thấy được tư duy tượng trưng, siêu thực, lối viết phóng túng, tự do trong thơ Thanh Thảo. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện sự đồng cảm, đau xót của tác giả trước số phận ngắn ngủi của người nghệ sĩ Lorca cùng niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của các giá trị nghệ thuật chân chính.
2. Kết bài 2
Qua chuỗi hình ảnh mang đậm tính ẩn dụ, biểu tượng theo khuynh hướng tượng trưng, siêu thực, bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã phác họa thành công tầm vóc và những tư tưởng cách tân về con đường nghệ thuật và cách mạng của người nghệ sĩ thiên tài Ph.Ga-xi-a Lor-ca. Âm vang tiếng đàn “li-la li-la li-la” được điệp đi điệp lại và kết thúc thi phẩm đã khiến bài thơ trở thành khúc ca ngợi ca con người sáng tạo với giọng điệu cảm phục, ngưỡng vọng và say mê. Như vậy, “Đàn ghi ta của Lorca” đã xây dựng và tái hiện thành công hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca qua hình ảnh quen thuộc về cây đàn ghi ta như một biểu tượng vĩnh hằng đại diện cho sự bất tử của các giá trị nghệ thuật.
3. Kết bài 3
Như vậy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã tái hiện thành công bức chân dung về người nghệ sĩ thiên tài Lora qua hệ thống ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cùng lối tư duy theo khuynh hướng tượng trưng, siêu thực. Đồng thời, thi phẩm còn thể hiện những đóng góp của nhà thơ Thanh Thảo trong tiến trình vận động và đổi mới của nền văn học Việt Nam thông qua hình thức thơ độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ và nhạc, quyện hòa giữa chất trữ tình và tự sự, giữa cảm quan phương Đông và lối tư duy phương Tây. Bởi vậy, khi khám phá từng thi liệu, hình ảnh, con chữ, độc giả luôn thấy được mĩ cảm mới mẻ của tính liên tục trong dòng tự sự và tính gián đoạn trong tư duy và suy cảm của nhà thơ.
4. Kết bài 4
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” là tiếng lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ Thanh Thảo trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Thông qua mạch cảm xúc, suy tư đa chiều vừa mãnh liệt, vừa sâu sắc cùng hệ thống hình ảnh thơ theo phong cách tượng trưng và màu sắc siêu thực, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca đã được khám phá, xây dựng như một biểu tượng nghệ thuật vĩnh hằng, bất tử. Đó cũng chính là những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ thể hiện những đóng góp tích cực và khát vọng đổi mới thơ ca theo một mĩ cảm độc đáo, khác lạ của tác giả, đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo trước số phận bi kịch và cái chết đầy đau đớn của người nghệ sĩ thiên tài Lorca.
5. Kết bài 5
Như vậy, thông qua hệ thống hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng và hình thức câu thơ tự do, tác giả Thanh Thảo đã thổi một luồng gió mới vào sự đổi thay của nền văn học Việt Nam. Đó là đóng góp về lối tư duy tượng trưng mang màu sắc siêu thực – một mỹ cảm mới mẻ, hiện đại giàu tính sáng tạo trong tiến trình vận động của văn học. Bài thơ còn là sự quyện hòa và kết hợp thành công giữa thơ và nhạc, đem đến những giai điệu ngân vang, bất tử về số phận và những đóng góp nghệ thuật của Lorca – người nghệ sĩ thiên tài và vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha.
————– Hết ————–
Trong tài liệu Những bài văn hay lớp 12, bên cạnh mẫu Kết bài bài thơ Đàn ghita của Lorca, các bạn cũng có thể đón đọc thêm một số đoạn kết bài mẫu khác như: Kết bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh; Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm; Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh;…
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục