Đề bài: Kết bài Từ ấy của Tố Hữu
Bạn đang xem bài: Kết bài Từ ấy của Tố Hữu
Kết bài Từ ấy của Tố Hữu
1. Kết bài 1:
Bài thơ Từ ấy là tiếng reo vang đầy hân hoan, hạnh phúc của chàng trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ cách mạng. Đọc bài thơ người đọc không chỉ thấy được sự trưởng thành trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ mà còn thấy được mối quan hệ gắn bó thiêng liêng giữa những người cách mạng với nhân dân, giữa cách mạng với sự nghiệp giải phóng dân tộc, qua đó khơi dậy trong mỗi chúng ta, những con người Việt Nam chảy chung dòng máu lạc hồng tình yêu nước, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, gây dựng đất nước.
—————————————
>> Tham khảo những cách viết Mở bài Từ ấy của Tố Hữu để viết được phần mở bài ấn tượng.
2. Kết bài 2:
Như vậy, qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy Từ ấy không chỉ là tiếng reo vui hạnh phúc của riêng nhà thơ Tố Hữu mà đó còn là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy con đường sáng – con đường cách mạng của đảng. Họ là những con người trẻ tuổi, trẻ lòng, giàu nhiệt huyết với lí tưởng cao đẹp: Chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc, bình yên cho nhân dân.
3. Kết bài 3:
Bài thơ Từ ấy là tiếng lòng sôi nổi, trào dâng hạnh phúc của một người thanh niên đang lạc lõng giữa cuộc đời thì bắt gặp lí tưởng cộng sản. Được giác ngộ, chính thức đứng trong hàng ngũ những người cộng sản, chàng thanh niên ấy thấy được trách nhiệm của bản thân với con người, đất nước mình, tự nguyện dấn thân vào con đường nhiều chông gai, gian khổ vì lí tưởng giải phóng dân tộc. Dù đã hơn 50 năm từ ngày bài thơ được sáng tác, đến nay khi đọc Từ ấy độc giả vẫn trào dâng một niềm hạnh phúc khó tả, bởi có lẽ Từ ấy đã khơi dậy tình yêu nước, ý thức trách nhiệm ở mỗi người.
4. Kết bài 4:
Sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu được coi là cuốn biên niên sử bằng thơ của lịch sử Việt Nam. Viết về những sự kiện lịch sử, chính trị nhưng thơ Tố Hữu lại không hề khô khan, không bị cường điệu hóa mà thấm đẫm tình quân dân. Qua việc tìm hiểu bài thơ Từ ấy chúng ta có thể thấy rõ nét đặc trưng của thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu cũng như phong cách sáng tác độc đáo, riêng biệt của ông. Từ sự kiện được giác ngộ cách mạng, nhà thơ đã ghi lại những cảm xúc thiêng liêng của bản thân để gợi nhớ, để nhắc nhở bản thân về trách nhiệm của bản thân với vai trò, vị trí mới của mình- một người chiến sĩ cộng sản. Bởi vậy, đọc Từ ấy người đọc không chỉ vui cùng, hạnh phúc cùng nhà thơ mà còn xúc động trước ý thức gắn kết, trách nhiệm lớn lao của nhà thơ.
—————HẾT—————–
Với những cách viết Kết bài Từ ấy của Tố Hữu trên đây, các em có thể tham khảo và sáng tạo thêm cho bài viết của mình. Bên cạnh đó để làm cho bài viết sâu sắc về nội dung, thu hút về hình thức, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Vẻ đẹp của giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng trong khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, Phân tích bài thơ Từ ấy để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng, Niềm vui sướng, hân hoan của người chiến sĩ khi được giác ngộ cách mạng trong Từ ấy, Cảm nhận bài thơ Từ ấy.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/ket-bai-tu-ay-cua-to-huu/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục