Giáo dục

Kiến thức bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài tổng hợp những kiến thức cơ bản bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam được tổng hợp bởi Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá:

Tóm tắt kiến thức Bắt sấu rừng U Minh Hạ đầy đủ nhất

I. Tìm hiểu chung

Bạn đang xem bài: Kiến thức bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam

1. Tác giả

– Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài (1926-2008).

– Ông sinh tại Đồng Thới – An Biên  -Kiên Giang.

– Quá trình sáng tác : chủ yếu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Tác phẩm tiêu biểu: “Tây đầu đỏ”, “Chim quyên xuống đất”, “Hương rừng Cà Mau”…

– Đặc điểm chính trong sáng tác của Sơn Nam là thắm đượm tình thương yêu thiết tha quê hương đất nước, truyện li kì hấp dẫn nhân vật và ngôn ngữ mang đậm chất nhân dân Nam Bộ

2. Tác phẩm

Tác phẩm là một trong 18 truyện đặc sắc của “Hương rừng Cà Mau”. Truyện viết về con người và thiên nhiên rừng U Minh Hạ.

>> Xem thêmSoạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

II. Đọc hiểu văn bản

1. Thiên nhiên và con người rừng U Minh Hạ

– Thiên nhiên:

+ Rừng U Minh Hạ là một địa danh có thật nằm ở phía nam thuộc Cà Mau, nơi đây có rừng Tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại.

+ Thiên nhiên nơi đây không chỉ hoang sơ, xanh biếc mà nó còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm với con người. Đó là những con cá sấu với số lượng nhiều như mù u chín rụng.

→ Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm.

– Con người rừng U Minh Hạ:

+ Họ là những con người cần cù lao động, mưu cao trí bền, gan góc trước thiên nhiên hung dữ ấy, không những thế họ có sức sống mãnh liệt và sống rất có tình nghĩa.

+ Dẫu không phải họ hàng, không cùng chung máu mủ nhưng họ vẫn thương xót những con người đã trở thành miếng mồi ngon của những con hùm con sấu.

+ Họ vượt qua gian khổ với sức mạng của ý chí, họ đi dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt và con vịt.

+ Nhân vật ông Năm Hên trong chuyện thì bắt cá sấu bằng tay không.

+ Những chàng trai trẻ thì làm bẫy để bẫy hổ, săn heo rừng.

→ Có thể nói con người nơi đây tuy nhỏ bé những ý chí lại ngút ngàn không sợ nguy hiểm gan góc đấu tranh cho sự sinh tồn của đồng loại. Họ sống tình nghĩa với những người xung quanh mình. Tóm lại họ là những người mang đến sức sống mới vùng đất hoang sơ Cà Mau này

>> Tuyển tập những bài văn mẫu phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ hay nhất

2. Nhân vật ông Năm Hên

– Ông nổi tiếng là một người thợ già nhưng lại có tài bắt cá sấu, ông đã bắt sấu ở Kiên Giang và đặc biệt là ông bắt sấu bằng tay không

– Ông tình nguyện bơi xuống đến bắt sấu hộ nhân dân làng Khánh Lân trước hết là để trả thù cho nhân dân sau là trả thù cho anh trai đã bị sấu ăn thịt.

→ Có thể nói ông Năm Hên hiện lên là một con người sống rất tình nghĩa.

– Ông đi bắt sấu không giống như những người khác. Ông không cần đông người mà chỉ cần một người chỉ đường cho ông tới, một bó nhang thơm và một hũ rượu. Nhang là để tưởng niệm những người đã bị sấu ăn thịt còn rượu là để giúp cho ông có khí thế hơn

– Cuộc bắt sấu tài tình của ông:

+ Đầu tiên ông đào rãnh sau đó đốt lửa dẫn dụ cá sấu lên bờ.

+ Chặn sấu lại và khóa miệng chúng bằng một khúc xốp làm cho hàm răng sắc nhọn của chúng bị cô lập không mở ra được.

+ Sau đó ông Năm Hên mạnh mẽ dùng mác khoét lưng cá sấu để cắt gân đuôi trói hai chân sau và bắt chúng về. Như thế chúng vẫn có thể tự bơi ông không cần phải kéo mà chúng vẫn bị bắt về một cách dễ dàng.

→ Như vậy qua đây ta thấy ông Năm Hên quả là một người anh hùng dũng cảm mưu trí và giàu kinh nghiệm. Cách bắt sấu của ông mặc dù mới nghe thì ai cũng nghĩ là không thể nào làm được nhưng lại hiệu quả bất ngờ. Thế nhưng ông vẫn rất khiêm tốn, ông bắt sấu để trừ hại cho nhân dân chứ không phải để làm giàu.

– Mọi chuyện xong xuôi ông Năm Hên lại ra đi miệng vẫn luôn luôn hát. Bài hát ấy gợi cho con người ta nhiều cảm nghĩ. Nó giống như là tiếng khóc nài nhỉ như phẫn nộ bi ai để tưởng nhớ những người bị sấu ăn thịt
→ Bài hát ấy cũng nói về cuộc sống vất vả của những người nhân sống gian khổ cùng thiên nhiên khắc nghiệt.

III. Tổng kết

– Nội dung nói về những người dân Nam Bộ kiên trung bất khuất gan góc mạnh mẽ đấu trọi lại thiên nhiên để sống. Họ là những người sống giàu tình thường

– Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện đơn giản mà hấp dẫn, cảnh vật cũng như tính cách nhân vật được thể hiện bằng nét vẽ đơn sơ mang sắc thái của người dân Nam Bộ: ngôn ngữ Nam Bộ.

>> Có thể bạn cầnTóm tắt truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ

********

Trên đây là hệ thống kiến thức bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam, bao gồm những kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật,… Cùng với đó là những bài văn mẫu hay nhất về bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ mà Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đã sưu tầm. Hy vọng những tài liệu ngữ văn lớp 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Kiến thức bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá sưu tầm, tổng hợp kiến thức trọng tâm bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ cùng các bài văn mẫu liên quan.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/kien-thuc-bai-bat-sau-rung-u-minh-ha-son-nam/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button