Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài tổng hợp những kiến thức cơ bản bài Một người Hà Nội – Nguyễn Khải được tổng hợp bởi Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá:
Tìm hiểu bài Một người Hà Nội – Nguyễn Khải chi tiết và đầy đủ nhất
I. Khái quát về tác giả, tác phẩm
Bạn đang xem bài: Kiến thức bài Một người Hà Nội – Nguyễn Khải
– Tác giả: Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nôị nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi.
– Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết “Xung đột”. Trước Cách mạng, sáng tác của Nguyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc(1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972),… và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà vang (1967), Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973)…Sau năm 1975. sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)…
– Một người Hà Nội: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.
>> Tham khảo: Tóm tắt truyện Một người Hà Nội
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật cô Hiền
+ Xuất thân: gia đình giàu có lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan.
+ Một số đặc diểm thời thiếu nữ: xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương, giao du rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành.
+ Quan hệ với người kể chuyện xưng “tôi”: chị em đôi con dì ruột với mẹ già.
+ Được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Trước mỗi thời điểm khác nhau, nhân vật lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện nét cá tính đặc biệt, nhất quán:
– Năm 1955:
• Bối cảnh: từ kháng chiến trở về, một Hà Nội “nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”.
• Nguyên nhân cô Hiền và gia đình ở lại:
Chủ yếu: “họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác” => sự gắn bó máu thịt với Hà thành.
– Kháng chiến chống Mĩ: yêu thương lo lắng cho con nhưng không hề ngăn cản con nhập ngũ
• Người con cả tình nguyện tòng quân => phản ứng: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” => Nhận thức sâu sắc.
• Người con thứ theo anh lên đường => phản ứng: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”=> “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác(…), vui lẻ thì có hay hớm gì” => Ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của một người phụ nữ Việt Nam yêu nước, một người mẹ nhân hậu, vị tha.
– Năm đầu Hà Nội vừa giải phóng
• Bối cảnh:
+ Tâm lí không đồng nhất: chúng tôi – vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội – chưa thật vui?
• Khi con gọi cháu là “Đồng chí Khải” => cô Hiền chỉnh “anh Khải” => trong khi quán tính số đông vẫn còn phân biệt người cách mạng như những anh hùng trở về thì cô Hiền dường như chỉ chú ý đến mối quan hệ họ hang với “Tôi” => quan hệ bền vững, không chịu bất cứ sự va đập, biến thiên nào của thời cuộc => biết nhận chân giá trị, biết nhìn vào bản chất của vấn đề, dể không bao giờ bị mê muội.
• Khi người cháu hỏi: “Nước độc lập vui quá cô nhỉ?” => phản ứng:
+ Trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ” => tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén với hiện thực.
+ Nhận xét thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm với “người cách mạng” – nhân vật “tôi”: Chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân quá => trung thực, có cái nhìn sâu sát về thời cuộc.
>> Tổng hợp các bài phân tích vẻ đẹp của nhân vật Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội
Nhận xét:
– Tính cách nhân vật được bộc lộ qua nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều thời điểm lịch sử.
– Số phận con người gắn với từng biến chuyển lớn của lịch sử dân tộc => Cái nhìn hiện thực mới mẻ: phản ánh số phận dân tộc qua số phận một cá nhân.
– Trải qua bao thăng trầm của thời thế, bản chất, những nét đẹp của nhân vật vẫn thống nhất, không bị phôi pha => thời gian là thứ nước rửa ảnh làm nổi rõ hình sắc nhân vật.
+ Có bộ mặt tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản được
– Bộ mặt tư sản:
• Cái ở: ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn.
• Cái mặc: “sang trọng quá”
• Cái ăn: “không giống với số đông” => so sánh với lối ăn uống bình dân của gia đình “tôi”
=> Khẳng định: “Cô Hiền đích thị là tư sản”.
– Không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản:
• Cửa hàng chỉ buôn hoa giấy do chính tay bà làm và các con phụ giúp.
• Đối xử với người làm: vì chủ tớ cần dựa nhau, tình nghĩa như người trong họ.
+ Thông minh, tỉnh tảo và thức thời:
– Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.
– “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”
– Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước
• Chồng muốn mua máy in => ngăn cản vì nhận rõ việc làm này sẽ vi phạm chính sách.
• Mở cửa hàng đồ lưu niệm để đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc lột bất kì ai.
+ Có đầu óc thực tế:
– Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông.
– Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập trường.
– Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.
– Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.
+ Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:
– Dặn dò bọn trẻ: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.
– Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.
+ Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng => biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.
>> Tham khảo: Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
2. Các nhân vật khác trong truyện
– Nhân vật “tôi”: Thấp thoáng sau những dòng chữ là nhân vật “tôi”-đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật “tôi” đã có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc biệt là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc. Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật, khách quan và đúng đắn, sâu sắc.
– Nhân vật Dũng: con trai đầu rất mực yêu quý của cô Hiền. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội, cùng với 600 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.
– Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “tiên sư cái anh già”…, là những người mà nhân vật “tôi” quên đường phải hỏi thăm…Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An.Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3. Ý nghĩa của câu chuyện “cây si cổ thụ”
– Hình ảnh…nói lên quy luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si.
– Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.
>> Xem thêm: Phân tích truyện Một người Hà Nội
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí. Vừa đậm tính đa thanh. Cái tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào…). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và nhân vật khác.
+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nhiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát…).
*********
Trên đây là hệ thống kiến thức bài Một người Hà Nội – Nguyễn Khải, bao gồm những kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật,… Cùng với đó là những bài văn mẫu hay nhất về bài Một người Hà Nội mà Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đã sưu tầm. Hy vọng những tài liệu ngu van 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
Hệ thống kiến thức cơ bản bài Một người Hà Nội – Nguyễn Khải do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá sưu tầm, tổng hợp kiến thức trọng tâm bài Một người Hà Nội cùng các bài văn mẫu liên quan.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/kien-thuc-bai-mot-nguoi-ha-noi-nguyen-khai/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục