Giáo dục

Kiến thức bài Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài tóm tắt kiến thức Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên được tổng hợp bởi Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá:

Tổng hợp kiến thức cơ bản bài Tiếng hát con tàu

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Bạn đang xem bài: Kiến thức bài Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

a. Tác giả

+ Tiểu sử:

+ Sự nghiệp sáng tác:

– Quá trình sáng tác:

• Với những trăn trở tìm tòi không ngừng, đời thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng và chặng nào cũng đạt được những thành tựu đứng kể.

• Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, chim báo bão (1967), Hoa trên đá (1984), Di cảo thơ (3 tập: 1992, 1993, 1996). 

– Phong cách nghệ thuật:

• Thơ giàu chất suy tưởng.

• Khai thác những tương quan đối lập giữa các sự vật hiện tượng.

• Hình ảnh: mới, lạ, mang tính biểu tượng

• Ngôn ngữ: sắc sảo, giàu chất trí tuệ.

> Sau cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên được xem là một trong số những nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu với phong cách độc đáo. Nếu Tố Hữu nói chính trị bằng giọng tâm tình ngọt ngào thì Chế LanViên nói bằng giọng chính luận mang màu sắc triết luận. Những sự kiện thời sự diễn ra hàng ngày, các vấn đề chính trị được ông hình tượng hoá khéo léo qua các hình ảnh thơ mới lạ.

b. Tác phẩm

+ Hoàn cảnh ra đời:

– Sự kiện năm 1958 – 1960: cuộc vận động nhân dân miền xuôi, chủ yếu là thanh niên lên tham gia xây dựng Tây Bắc. Thanh niên hào hứng thuộc nằm lòng 2 câu thơ:

 “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy 
Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”

(Lên miền Tây – Bùi Minh Quốc)

– Do sức khoẻ yếu, không thể đi tới những vùng xa xôi của Tổ quốc, Chế Lan Viên thể hiện khát vọng lên đường bằng những vần thơ > cách đi riêng của Chế Lan Viên:

 “Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến
Khi ta về lòng ngậm những cánh thơ”

 (Qua Hạ Long)

– Áng sáng và phù sa (1960):

• Tập thơ đầu tiên sau cách mạng, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình thơ Chế Lan Viên.

• Khơi nguồn từ sự gặp gỡ giữa cuộc hồi sinh của một con người (sau khi vượt qua bệnh tật, bi kịch gia đình), một tâm hồn thơ và cuộc hồi sinh của đất nước.

Cảm hứng chủ đạo: lòng biết ơn và niềm hạnh phúc trong sự gắn bó hài hoà với cuộc sống, nhân dân, đất nước của một tâm hồn đã từ “thung lũng đau thương”, từ thế giới “điêu tàn” ra “cánh đồng vui”.

– Bài thơ Tiếng hát con tàu là một thi phẩm tiêu biểu cho tập “Ánh sáng và phù sa”

+ Bố cục: 3 đoạn

• Đoạn 1 (2 khổ đầu): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.

• Đoạn 2 (9 khổ giữa): Khát vọng về với nhân dân và những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình.

• Đoạn 3 (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.

>> Xem lại: Soạn bài Tiếng hát con tàu

2. Phân tích

+ Nhan đề và khổ đề từ:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

– Vai trò của khổ đề từ: một chỉ dẫn, một gợi ý để khám phá tác phẩm, là khúc dạo đầu giúp người nghe phán đoán được cái bổng trầm trong một bản nhạc.

– Hình ảnh:

• Tây Bắc:

Chỉ một địa danh cụ thể

Tượng trưng cho:

Những miền đất xa xôi đang cần được đánh thức tiềm năng của Tổ quốc.

Là “nguồn thơ”, hiện thực màu mỡ để văn học nghệ thuật kết trái.

Nơi lưu giữ những kỉ niệm, ân tình kháng chiến (Liên hệ với “Tây Tiến”- Quang Dũng, “Việt Bắc”- Tố Hữu)

• Con tàu:

Khát vọng lên đường tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.

Khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật

– Đồng nhất: lòng ta – tâm hồn ta – Tây Bắc > khao khát hoà nhập với cuộc đời chung, sự nghiệp cách mạng chung> nhan đề Tiếng hát con tàu: tiếng hát tâm hồn mang khát vọng.

– Câu hỏi tu từ:

• Lời tự vấn.

• Tạo âm hưởng chủ đạo: hăm hở, rộn ràng, náo nức.

a. Đoạn 1: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường

Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng.
Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

+ Hai không gian đối lập được xây dựng từ các hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đối lập

– “Trời Hà Nội” >

– Động từ: “giữ” (trời Hà Nội) >

– “Đất nước mênh mông” > tự phủ nhận cuộc sống của cái tôi cá nhân > chỉ ra con đường để tìm thấy chỗ đứng, ý nghĩa của mình: từ bỏ cuộc đời của cái tôi cá nhân tâm thường, vị kỉ , đến với cuộc đời chung sôi nổi, rộng lớn.

+ “Tàu đói những vành trăng”:

– Vành trăng: có thể biểu trưng cho: thiên nhiên, cuộc sống lao động hoặc cái đẹp – đối tượng phản ánh của nghệ thuật

– Đói: tâm hồn nghệ sĩ đang cạn kiệt nguồn sống, nguồn cảm hứng > lên đường vừa là khao khát, vừa là nhu cầu bức thiết có tính chất sống còn với cá nhân nhà thơ.

+ Câu hỏi tu từ: “Anh đi chăng?” “Anh có nghe?”, “Sao chửa ra đi?”

• Tạo ra tương quan đối lập giữa: đi – hoà nhập, hướng về cuộc đời chung rộng mở, sôi nổi >

• Sắc thái câu hỏi tu từ: vừa như khơi gợi, mời gọi, tự vấn (tách “anh” ra để hỏi chính bản thân mình) vừa như thôi thúc, giục giã gấp gáp, vừa là sự băn khoăn, trăn trở > biện luận.

+ Khái quát qui luật của sáng tạo nghệ thuật:

“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”

– Phủ định một phản đề (chẳng có thơ khi lòng đóng khép) để khẳng định một chính đề (tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia) > khái quát mối quan hệ thơ ca – cuộc sống:

• Hiện thực cuộc sống chính là ngọn nguồn của thơ ca.

• Yêu cầu tất yếu với nghệ sĩ: phải đứng trong cuộc đời, thoát khỏi không gian chật chội, tung phá biên giới cái tôi nhỏ bé để vươn tới và khám phá cuộc đời chung mênh mông, sinh động > có nghệ thuật chân chính.

– Tách “anh” ra để biện luận (nói với người khác) nhưng thực chất là nói với chính mình, rút ra qui luật bằng sự trải nghiệm, trả giá, suy tư > thấm thía, sâu sắc

– Tiêu biểu cho sự nhận thức của một thế hệ nghệ sĩ mà sáng tác vắt qua hai thời kì (trước và sau cách mạng): cái tôi nội cảm của thơ mới đã từng làm nên cả “một thời đại trong thi ca” nay đã cạn kiệt sức sống, cần được thay thế bằng cái tôi hoà nhập với cuộc đời chung để nguồn thơ lại dạt dào – “phá cô đơn ta hoà hợp với người” (Xuân Diệu bướckhỏi lâu đài tình yêu, từ bỏ nỗi ám ảnh thời gian mòn mỏi, nhanh chóng bắt nhịp cùng đời sống lao động để những vần thơ hồi sinh; Huy Cận vượt thoát không gian sầu vạn cổ và hoà nhập vào không gian sản xuất kì vĩ, tạo nên những trang viết có hồn). Chế Lan Viên “đến” muộn hơn, phải rất lâu sau mới bừng tỉnh khỏi thế giới “điêu tàn” để khi hồi sinh là những thức nhận sâu sắc.

Kiến thức bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
 

Xem thêm:

  • Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu
  • Bình giảng đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu

b. Đoạn 2: Khát vọng về với nhân dân và những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hung
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.

Ôi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón riêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

Con nhớ em con thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đâu, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn?

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ra như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng,
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương.

+ Mạch cảm xúc thay đổi: mời gọi, giục giã, trăn trở > hồi tưởng thao thiết, sâu lắng về kỉ niêm 10 năm kháng chiến.

=> Hiện thực kháng chiến được cảm nhận bằng trải nghiệm, suy tư sau một phần mười thế kỉ > hình ảnh, xúc cảm tinh lắng, ở chiều sâu thăm thẳm của kí ức.

+ Hình ảnh:

– Tương phản: xứ thiêng liêng – máu rỏ (hoang dại – đau thương) > nơi máu rỏ là nơi trái chín, nơi đau thương, hi sinh là nơi sự sống sinh sôi, nảy nở nhờ quá trình lao động bền bỉ, hăng say > sức sống bất diệt của vùng đất kháng chiến, của con người Việt Nam.

– Tây Bắc – kháng chiến là:

• Ngọn lửa: soi đường mười năm quá khứ, toả sáng cho nghìn năm tương lai.

• Mẹ yêu thương: đất và người Tây Bắc được xem là cái nôi cách mạng, nuôi lớn cách mạng, là người mẹ hiền luôn chở che, bao dung.

• Lòng biết ơn, tự hào, ngưỡng mộ.

+ Khoảnh khắc con – gặp lại – nhân dân: được biểu đạt bằng 5 cặp hình ảnh giàu giá trị biểu cảm

– Nai – về – suối cũ

– Cỏ – đón – giêng hai

– Chim én – gặp mùa.

– Trẻ thơ  đói lòng – gặp – sữa

– Chiếc nôi ngừng – gặp – cánh tay đưa.

• Nhận xét:

– Chuối hình ảnh từng cặp theo quan hệ: sự sống – môi trường tạo ra sự sống > nhân dân là cội nguồn duy trì sự sống.

– 3 cặp hình ảnh đầu tiên:

• Lấy các đối tượng tự nhiên để thể hiện mối quan hệ > Nhân dân là: không gian quen thuộc (suối cũ), không – thời gian theo chu kì sinh trưởng (giêng hai, mùa) > bất biến, vĩnh hằng.

• Biểu đạt: trở về với nhân dân là qui luật tất yếu, khách quan của lịch sử.

– 2 cặp hình ảnh sau: trở về với nhân dân là nhu cầu sống chủ quan của người nghệ sĩ > cấp thiết: nhân dân là bầu sữa ngọt nuôi dưỡng, là bà mẹ dịu hiền nâng giấc tâm hồn nhà thơ.

– Khái quát vai trò to lớn của nhân dân với mỗi cá nhân:

• Tư cách con người: nhân dân, cuộc đời là sự sống.

• Tư cách nghệ sĩ: nhân dân, cuộc đời là ngọn nguồn duy trì cảm hứng sáng tác.

– Biểu đạt nội dung mang màu sắc chính trị (tình cảm với nhân dân) bằng hình thức trữ tình riêng tư (giọng trìu mến, thân thương, cách xưng hô “con”) > dung dị hoá những vấn đề lớn lao, làm cho tình cảm 1 người – nhân dân giống như máu mủ, ruột thịt >gắn bó không thể tách rời.

+ Nhân dân cụ thể:

– Anh – du kích – chiếc áo nâu suốt một đời vá rách – cởi lại cho con

– Em – liên lạc

– Mế – lửa hồng soi tóc bạc – không phải hòn máu cắt mà nhớ mãi ơn nuôi.

• Nhận xét:

– Nhân dân là những con người khó nghèo (Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách) nhưng giàu đức hi sinh (Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con), dũng cảm (Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ), nghĩa tình, hồn hậu ( Năm con đau, mế thức một mùa dài)

– Nhân dân không chung chung, mỗi đối tượng gắn với từng kỉ niệm cụ thể. Hình ảnh của mười năm trước thức dậy nhờ cảm xúc dạt dào, bởi vậy mà sống động, thân thuộc.

+ Chiêm nghiệm thành triết lí:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

– Đối lập: ở – chỉ là nơi đất ở > vô tri > qui luật kì diệu: chính tâm hồn con người với biết bao gắn bó đã biến đất đai vô tri, tên địa danh vô cảm thành không gian thiêng liêng, thành miền nhớ đầy xúc cảm, nơi lưu giữ kỉ niệm hay những mảnh tâm hồn.

– Tư duy thơ hiện đại: diễn tả qui luật bằng những điều tưởng như phi lí (Liên hệ với Nguyễn Khoa Điềm trong “Đất Nước”: giải thích cội nguồn Đất Nước – vấn đề lớn lao, thiêng liêng, trừu tượng bằng “miếng trầu bây giờ bà ăn” – sự vật nhỏ bé, bình thường, cụ thể.

Hoàng Trung Thông trong “Bài ca vỡ đất”: biến sỏi đá – vật chất thô sơ thành cơm- vật chất tinh tuý nhờ “sức người”. Chế Lan Viên: sự chuyển hóa kì diệu từ dạng thô sơ của vật chất – đất ở thành dạng kết tinh của tinh thần – tâm hồn)

• Giản dị như một lời tâm tình mà cô đúc như một châm ngôn.

+ Tình yêu lứa đôi:

– Nhớ em – đông về nhớ rét: cái rét là linh hồn của mùa đông > em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ khắc khoải, tự nhiên trong anh

– Tình yêu như: cánh kiến hoa vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc > hình ảnh đẹp, đầy sức sống > tình yêu trẻ trung, sôi nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa > sâu sắc, vĩnh cửu mà luôn tươi mới.

– Khái quát: “Tình yêu làm đất lạ hoá hoá quê hương”: lí giải cơ sở của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa > phần sâu nhất để “tâm hồn hoá” địa danh xa xôi chính là tình yêu nhỏ bé, thân thuộc, nhân bản.

+ Sự hài hoà tình yêu đôi lứa và tình quân dân:

– Anh nắm tay em.

– Vắt xôi nuôi quân – bữa xôi đầu

Nhớ một hương nếp xôi mong manh nhưng ngọt ngào, ấm áp tình quân dân > nỗi nhớ tưởng như mơ hồ nhưng đã lắng sâu nhất (Liên hệ: “hương cốm mới” trong “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi, “Tây Tiến mùa em thơm nếp xôi” trong “Tây Tiến” – Quang Dũng).

Tóm lại:

Chế Lan Viên đi từ những kỉ niệm kháng chiến khái quát thành chân lí của tình yêu đất nước diệu kì; từ chân lí cô đúc đi tìm nơi sâu lắng nhất, cái nền tảng, cơ sở của tình yêu thiêng liêng với tổ quốc – tình yêu lứa đôi, sau đó khẳng định sự hài hoà giữa tình yêu đôi lứa nồng nàn với tình quân dân đằm thắm.

>> Tham khảoSuy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh trong Tiếng hát con tàu

b. Đoạn 3: Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ,
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thêm ngói đỏ trăm ga.

Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
Mùa nhân dân giăng lúa chin rì rào
Rẽ người mà đi vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.

Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ,
Mười năm chiến tranh vàng ta đâu trong lửa,
Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.

Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng.
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

– Giọng thơ: sôi nổi, hào hùng > mô phỏng nhịp lên đường > lớp lớp thanh niên náo nức đến những miền xa xôi của Tổ quốc như cuộc chảy hội lớn của toàn dân tộc > âm vang hành khúc lên đường, âm vang sử thi.

– Đối chiếu xưa – nay  (mười năm vàng ta đau trong lửa –nay trở về lấy lại vàng ta) > tổng kết sự đổi thay của đất nước và của chính tâm hồn mình

3. Sơ đồ tư duy bài Tiếng hát con tàu

Sơ đồ tư duy Tiếng hát con tàu
 

—–//—–

Hy vọng hệ thống kiến thức cơ bản bài Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên mà Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đã tổng hợp trên đây sẽ là tài liệu ngu van 12 bổ ích giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá sưu tầm, tổng hợp kiến thức về bài tiếng hát con tàu cùng các bài văn mẫu liên quan.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/kien-thuc-bai-tieng-hat-con-tau-che-lan-vien/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button