Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em chú ý những nét nổi bật về ngoại hình tính tình và hoạt động của người đó với các dàn bài mẫu dưới đây sẽ giúp các em sẽ dễ dàng hình dung, triển khai đầy đủ những ý quan trọng để bài văn của mình thêm sinh động.
Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em chú ý những nét nổi bật về ngoại hình tính tình và hoạt động của người đó
Bạn đang xem bài: Lập dàn ý bài văn tả một người trong gia đình em lớp 5 hay nhất
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em lớp 5
1. Mở bài:
Giới thiệu về người thân trong gia đình mà em muốn miêu tả:
- Người ấy là ai? Có mối quan hệ như thế nào với em?
- Tình cảm, suy nghĩ của em về người ấy?
Ví dụ: Trong gia đình em, người mà em thân thiết nhất, thường tâm sự và chia sẻ mọi điều chính là anh Hai. Em luôn dành tình cảm yêu quý và kính trọng, ngưỡng mộ vô cùng danh cho anh ấy.
2. Thân bài:
– Miêu tả khái quát về người mà em muốn miêu tả:
- Người ấy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Tại đâu?
- Người ấy có chiều cao, cân nặng như thế nào? Tổng quát về thân hình ra sao? Có cân đối không hay hơi gầy hoặc hơi mập?
- Nước da của người ấy có màu sắc như thế nào? Lý do gì mà người ấy có nước da như vậy?
– Miêu tả ngoại hình của người đó:
- Miêu tả các bộ phận nổi bật trên khuôn mặt (không cần phải tả toàn bộ): hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười…
- Miêu tả kiểu tóc: màu sắc, độ dài, tạo kiểu, chất tóc, cách buộc… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao lại cắt ngắt hoặc buộc gọn như thế)
- Miêu tả bàn tay: đặc điểm da tay, ngón tay, móng tay… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao da tay lại có đặc điểm thô ráp, sần sùi…)
- Miêu tả trang phục: trang phục hằng ngày, khi đi làm, vào các dịp đặc biệt… (có đánh giá tổng quát)
– Miêu tả tính cách của người đó:
- Người đó có tính cách như thế nào? (theo cảm nhận của em, cảm nhận của những người xung quanh)
- Dựa vào đâu mà em và mọi người đánh giá như vậy? (qua cách ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…)
– Miêu tả hoạt động của người đó:
- Khi đi làm và khi ở nhà người đó phải làm những việc gì? Có vất vả không? Có bận rộn không? Có lấn chiếm nhiều đến thời gian nghỉ ngơi không?
- Người đó thường làm gì cùng em? Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với em những gì, như thế nào?
- Người đó thích làm gì lúc rảnh rỗi, để thư giãn, giải trí?
3. Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người đó
- Những mong muốn, gửi gắm của em đến với người đó
Lập dàn ý tả một người trong gia đình em ngắn nhất lớp 5
1. Mở bài
– Giới thiệu người thân trong gia đình mà em định miêu tả.
– Cảm xúc khái quát của em về người đó.
2. Thân bài
– Miêu tả ngoại hình của người thân.
– Cách ăn mặc, thói quen đặc biệt…
– Miêu tả tính cách, phẩm chất.
– Kể kết hợp với miêu tả hoạt động đặc trưng của người đó. Ví dụ: Khi nấu cơm; khi học bài; khi giảng dạy; khi chăm sóc vườn;…
3. Kết bài
– Nêu tình cảm của em dành cho người đó.
Lập dàn ý tả một người trong gia đình em ngắn gọn lớp 5
1. Mở bài
Giới thiệu về người thân trong gia đình em (Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị)
2. Thân bài
– Tả khái quát về người thân:
- Đó là người em yêu thương, gần gũi
- Tuổi tác (Ví dụ: Ông nội em năm nay đã 76 tuổi)
- Người luôn chăm sóc, quan tâm em
- Nghề nghiệp (Ví dụ: Ông em là cán bộ về hưu; Mẹ em là giáo viên tiểu học…)
– Tả hình dáng, ngoại hình:
- Dáng người (Cao, gầy, mảnh mai, mập mạp,…)
- Đặc điểm khuôn mặt: Đôi mắt, mũi, miệng, tóc, giọng nói…
- Trang phục (Giản dị, thanh lịch,…)
– Tả về tính cách:
- Chu đáo, tỉ mỉ
- Hòa nhã, vui vẻ
- Giàu yêu thương, luôn quan tâm đến mọi người
3. Kết bài
Tình cảm của em
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em: Tả em bé đang tập đi
1. Mở bài:
Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?
– Cu Tí là em ruột của tôi.
– Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng của em bé
– Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
– Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay…
- Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
- Đôi mắt tròn long lanh.
- Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
- Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
- Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
- Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
– Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
- Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
- Thích đi giày vải.
b) Tính tình ngây thơ của bé
– Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
– Sinh hoạt của bé:
Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về người tả: Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em: Tả bà nội của em
1. Mở bài:
Giới thiệu về bà nội của em
Ví dụ: Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và em. Gia đình em rất yêu thương nhau, em là người được yêu thương nhất. trong gia đình, thì bà là người thân thiết với em nhất. Ba mẹ em luôn bận rộn với công việc nên bà là người mà em hay tâm sự, chia sẻ nhiều chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống. Bà là người em yêu nhất trong gia đình, em rất yêu quý bà.
2. Thân bài:
– Tả ngoại hình của bà nội
- Năm nay bà nội em 70 tuổi
- Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom
- Mái tóc bà bạc trắng
- Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão
- Vầng trán bà cao ráo
- Mũi bà cao và thẳng
- Bà có hàng lông mày dày và rậm
- Đôi môi bà nhuốm đỏ do nhai trầu
- Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc
- Bà có nước da đen ngăm ngăm
- Bà thường đi dép hài làm bằng nhung
– Tả tính tình của bà nội
- Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh
- Đôi lúc bà rất nghiêm khắc
- Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
- Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn
- Bà yêu con nít và thương chúng
– Tả hoạt động của bà nội
- Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên
- Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học
- Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về bà nội
- Em rất yêu bà nội
- Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà
- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em: Tả bà ngoại của em
1. Mở bài:
Giới thiệu người định tả: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng:
– Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
– Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…
– Dáng người nhỏ nhắn.
- Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
- Đôi mắt bà còn rất sáng.
- Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
- Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
– Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
– Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm…
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng li từng tí, dạy chúng em những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
3. Kết bài:
Tình cảm của em đối với bà: Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em: Tả bố của em
Dàn ý tả bố của em mẫu 1
1. Mở bài:
Giới thiệu về người bố của em.
Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.
2. Thân bài
– Tả ngoại hình của bố
- Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
- Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
- Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
- Đôi mắt sáng và cương nghị.
- Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
- Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.
– Tả tính cách người bố
- Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
- Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
- Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
- Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
- Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.
– Tả hoạt động của người bố
- Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
- Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.
- Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.
- Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.
3. Kết bài
- Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.
- Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
- Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố.
Dàn ý tả bố của em mẫu 2
1. Mở bài
“Cha là núi con hoài xanh cỏ dại
Cha là trời cho mây trắng con bay.”
Thật vậy, bố có thể không dịu dàng như mẹ, không ân cần như bà nhưng bố vẫn yêu thương con cái bằng cách riêng của mình. Người đàn ông ấy không ồn ào thể hiện tình cảm với con cái mà âm thầm đứng phía sau, bảo vệ con khỏi những sóng gió, nâng con dậy từ những vấp ngã trong cuộc đời. Bố em cũng là một người đàn ông như thế, luôn lặng lẽ đồng hành cùng con. Bố là người đàn ông em kính trọng nhất!
2. Thân bài
– Ngoại hình
- Bố em năm nay đã 45 tuổi.
- Cao 1m75, dáng hơi gầy.
- Mái tóc đen đã điểm lấm tấm sợi bạc.
- Khuôn mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ nam tính, chững chạc.
- Mắt bố vẫn đen và sáng.
- Làn da ngăm đen.
- Đôi tay to, thô ráp vất vả gồng gánh gia đình.
- Bố có vết xăm ở tay: ghi chữ “ĐỪNG NẢN”
– Tính cách
- Bố ăn mặc rất giản dị, quần áo ít khi chịu sắm cho mình đồ mố.
- Bố không bao giờ để con cái thiếu cái gì, luôn cố gắng để chị em em đi học có thể bằng bạn bằng bè.
- Bố còn là một người chồng mẫu mực, luôn phụ giúp mẹ trong việc nội trợ hàng ngày.
- Tuy là con cả nhưng bố không hề có tính gia trưởng, luôn tôn trọng quyết định của mọi người.
- Bố luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người.
– Kỉ niệm nhỏ với bố: Nhớ có lần thi học sinh giỏi về, bài làm không tốt nhưng bố vẫn động viên, khích lệ em.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ về bố: yêu thương bố và cố gắng phấn đấu để bố vui lòng.
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em: Tả mẹ của em
Dàn ý tả mẹ của em mẫu 1
1. Mở bài:
Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng:
– Dáng người tầm thước, thon gọn.
– Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
– Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
– Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
– Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
– Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
– Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
3. Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
Dàn ý tả mẹ của em mẫu 2
1. Mở bài
– Dẫn thơ ca hoặc lời bài hát nói về mẹ
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”
– Không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho mình bằng mẹ, mẹ là người có công sinh thành và dưỡng dục ta nên người.
– Mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và vô cùng kính trọng trong cuộc sống.
2.Thân bài
– Tả ngoại hình người mẹ
- Dáng mẹ gầy, mẹ em đã lo lắng và vất vả, lo toan để nuôi nấng em mỗi ngày.
- Đôi mắt rất nhiều cảm xúc từ lo lắng, đến vui vẻ.
- Dáng đi của mẹ linh hoạt uyển chuyển.
- Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo như người khác mà pha vào đó những vất vả, lo toan cuộc sống.
- Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt cân đối.
- Nụ cười tươi của mẹ luôn nở trên môi, hạnh phúc vì mọi ngày em được điểm cao.
- Mái tóc dài thấp thoáng đã thấy những sợi bạc.
- Mẹ ăn mặc giản dị nhưng cũng toát lên sự cao quý bên trong.
– Tả về tính cách
- Mẹ em là giáo viên cố gắng hoàn thành công việc. Những đêm khuya khi em đã ngủ mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc chấm bài kiểm tra cho học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ cho các em dù đã khuya.
- Công việc gia đình mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc cho cả nhà, hoàn thành trách nhiệm của người mẹ người vợ với cuộc sống gia đình.
- Mẹ là người vợ hiền, một người dâu thảo, chăm sóc hiếu thảo với ông bà.
– Tả về kỉ niệm với mẹ
- Mẹ luôn dành sự quan tâm em và lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành thời gian để hướng dẫn em học tập.
- Em học chậm hiểu nhưng mẹ luôn nhẫn nại và cố gắng giúp hiểu bài.
- Mẹ luôn bên em khi gặp khó khăn, động viên an ủi khi em vấp ngã. Mẹ chịu mọi khó khăn để giúp em trở thành người học sinh giỏi giang.
- Ánh mắt mẹ luôn sáng lên niềm vui mỗi khi em đạt điểm cao, trở thành học sinh giỏi.
3. Kết bài:
Nói lên tình cảm của bản thân với mẹ.
Lập dàn bài văn tả người thân trong gia đình em: Tả chị gái của em
1. Mở bài:
Giới thiệu người thân cần tả trong gia đình em: “chị gái”
2. Thân bài
* Tả bao quát
– Chị em bao nhiêu tuổi?
– Chị em học ở đâu?
– Chị em học trường gì?
– Em thương chị em như thế nào?
* Tả chi tiết
– Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
– Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về chị em: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
Lập dàn bài tả một người trong gia đình em: Tả anh trai của em
1. Mở bài:
Giới thiệu nhân vật em định tả, ở đây là anh trai của em
2. Thân bài:
– Tả bao quát
- Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12
- Anh em cao 1m7
- Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em
- Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.
– Tả chi tiết
Tả hình dáng
- Anh có dáng người cao ráo
- Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai
- A có mái tóc mượt và để tóc rất mốt
- Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại
- Anh có đôi mắt long lanh, hiền hoa
- Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ
- Mũi anh rất cao
Tả tính tình và sở thích
- Anh luôn yêu thương em và ba mẹ
- Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học
- Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi
- Anh rất siêng học
- Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi
- Anh rất thích ăn cá rán
- Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu
- Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khăn
- Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về anh trai
- Em rất quý và yêu mến anh
- Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh.
Lập dàn bài tả một người trong gia đình em: Tả em trai
1. Mở bài:
Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?
– Cu Tí là em ruột của tôi.
– Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.
2. Thân bài:
* Tả hình dáng của em bé
– Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
– Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay…
- Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
- Đôi mắt tròn long lanh.
- Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
- Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
- Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
- Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
– Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
- + Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
- + Thích đi giày vải.
* Tính tình ngây thơ của bé
– Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
– Sinh hoạt của bé: Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về người tả: Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.
Lập dàn ý bài văn tả một người trong gia đình em: Tả em gái
1. Mở bài
- Em gái của em tên là Ngọc. Em ấy thua em 3 tuổi.
- Em ấy nhỏ mà rất ngoan.
- Em ấy đang học cùng trường với em.
- Em ấy nhỏ nhất nhà nên ba mẹ và em yêu thương và chăm sóc em ấy thật chu đáo.
2. Thân bài
a) Tả ngoại hình
- Năm nay, em ấy 8 tuổi.
- Em có khuôn mặt tròn, mắt to, tròn, đen sáng long lanh.
- Miệng em nhỏ xinh. Đôi môi lúc nào cũng hồng hồng, chúm chím.
- Da của em trắng hồng.
- Tóc em chấm vai. Hai bên cài hai chiếc nơ hồng.
- Khi đi học em mặc bộ đồng phục: áo trắng, đầm xanh.
- Khi ở nhà, em mặc đầm ngắn, sát nách.
- Khi đi học, em mang đôi dép màu trắng.
- Khi ở nhà, em mang đôi dép hồng, có bông hoa trên mũi dép.
b) Tả hoạt dộng
- Em gái em rất hiếu động. Em luôn tay luôn chân.
- Em không chỉ múa hát giỏi mà còn chơi cờ vua rất giỏi.
- Em ấy làm thủ công rất khéo.
- Vào tôi thứ bảy hàng tuần, sau khi cả nhà ăn cơm xong, em thường múa hoặc hát cho cả nhà em nghe.
3. Kết bài
- Là em út nên cả nhà em ai cũng yêu thương và chăm chút cho em ấy.
- Em ấy luôn nghe lời dạy bảo của mọi người. Em lễ phép và ngoan ngoãn.
- Cô giáo khen em ấy học giỏi, biết vâng lời cô. Em ấy luôn đứng thứ nhất trong lớp.
- Em rất yêu thương em gái của mình.
- Với em, em gái em còn là người bạn để chị em em tâm sự những khi đã học bài, làm bài xong.
Bài văn tả một người trong gia đình em – Tả ông nội em
Nhà em khá đông người, ai em cũng yêu quý và kính trọng nhưng người em gần gũi, kính trọng hơn cả là ông nội của em.
Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng trông ông còn rất nhanh nhẹn. Người ông tầm thước, hơi gầy, da dẻ vẫn hồng hào. Đầu ông còn rất ít tóc, chỉ còn lơ thơ một vài sợi tóc bạc trắng như cước.Vầng trán ông cao, hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má ông hơi hóp làm cho hai gò má nhô cao hẳn lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp hàng răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu của ông, mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo ta bằng loại vải mềm, màu sẫm, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách báo, ông mới đeo kính và khi nào phải đi ra ngoài, ông thường phải chống gậy.
Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân luôn tay và thích tự tay làm mọi việc. Khi thì ông quét nhà, quét vườn; lúc vun gốc cho mấy cây trong vườn; khi lại tỉa cây, bắt sâu, tưới cây cảnh. Ông thường xuyên dành thời gian kiểm tra việc học của em, dạy em tập viết, tập làm tính, tập đọc diễn cảm,… Không chỉ vậy, ông còn dành thời gian tham gia công việc của phường như xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. Những lúc rảnh rỗi, ông nội em thường đọc sách báo, nằm võng ngoài hiên nghe đài hoặc xem vô tuyến. Em thích nhất là những đêm trăng sáng, chúng em thường ngồi quây quần bên ông nghe ông kể chuyện cổ tích thật hay và thú vị. Ông em là người rất hiền lành nhưng đối với con cháu, ông rất nghiêm khắc mỗi khi có ai mắc lỗi, ông thẳng thắn phê bình nhưng ông luôn nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai để cho chúng em sửa chữa. Đối với mọi người xung quanh, ông luôn chan hòa, đôn hậu nên ai cũng yêu mến. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích đều nhờ ông giúp giải quyết.
Em rất yêu quý ông nội em, ông luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Em mong ước ông sống thật khỏe mạnh, sống mãi bên em.
Bài văn tả một người trong gia đình em – Tả em gái
Ông cha ta vẫn thường có câu “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Anh em ruột thịt chắc chắn là những người thân yêu nhất của chúng ta. Tôi có một cô em gái, bướng bỉnh, lém lỉnh nhưng vô cùng đáng yêu.
Em ấy tên là Yến Phương. Mọi người vẫn thường gọi em bằng cái tên thân yêu: Mít. Năm nay, em tròn sáu tuổi, độ tuổi mà ai cũng tò mò về thế giới xung quanh. Quả thực, em Mít lúc nào cũng hỏi là gì, như thế nào hay tại sao. Nhiều lúc, tôi bận học bài, em cứ hỏi làm tôi bực tức và quát lớn. Em chớp chớp đôi mắt rồi ứa nước, chạy sang giường úp mặt vào gối im lặng. Nhìn vẻ giận dỗi đáng yêu ấy, tôi lại đi dỗ dành em. Em cao chừng tới bụng tôi, thân hình cân đối. Người ta vẫn nói trắng như da em bé là đúng thật. Da em Mít trắng ngần, hồng hào. Mái tóc nâu cà phê tự nhiên làm người ta dễ nhầm lẫn em với một bé gái lai nào đó. Mái tóc dài ngang vai, xõa xuống gương mặt trái xoan bầu bĩnh. Mắt Mít đen láy, tròn xoe, chẳng khác nào hai viên ngọc đen huyền bí. Đôi má của em lúc nào cũng ửng hồng như đang xấu hổ. Chiếc mũi nhỏ xinh ngay trên khóe miệng chúm chím. Đôi môi nhỏ nhắn lúc thì chu lên, lúc thì mếu máo.
Mít rất thích nói. Em luôn miệng kể những câu chuyện ở trường mầm non. Mỗi lần kể xong, em đều cười toe toét vì cho rằng câu chuyện của mình thú vị. Khi cười, hàm răng trắng đều, nhỏ xíu lộ ra. Em chuẩn bị vào lớp một. Mỗi tối, em tự đọc những chữa a, ê nghe mới đáng yêu làm sao. Có lần, tôi dạy em đọc chữ s, em luôn đọc nhầm thành x. Tôi bực quá, bỏ em ở bàn học, không chỉ em đọc nữa. Em vẫn ngồi đó, tự đọc. Em đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Rồi với giọng the thé của mình, em đọc to “s”. Hẳn là nàng ta muốn chị nghe thấy nên cố tình đọc to. Tôi phì cười rồi đem đồ chơi búp bê vào cho em. Em thích thú, cảm ơn rối rít.
Tôi thấy mình may mắn khi có Mít làm em gái. Cô bé xinh xắn, đáng yêu lại vô cùng ngoan ngoãn. Đôi lúc, sự đỏng đảnh của cô em gái út lại làm tôi càng thấy em dễ thương. Hi vọng, chị em tôi sẽ luôn yêu thương nhau và thân thiết như “chân” và “tay”.
Bài văn tả một người trong gia đình em – Tả ông ngoại em
Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.
Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những sợi tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.
Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo màu đậm, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.
Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.
Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.
**************
Trên đây là hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em chú ý những nét nổi bật về ngoại hình tính tình và hoạt động của người đó. Hy vọng qua bài học, các em sẽ biết cách triển khai thành bài văn tả tả bố, tả mẹ, tả ông, tả bà, tả anh trai, tả chị gái, tả em trai, tả em gái… thật hay.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục