Giáo dục

Mẫu bài dự thi cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018

Câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018

Theo Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 07/8/2018 của UBND tỉnh, tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015” nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng Bộ luật hình sự năm 2015, góp phần đưa các quy định của Bộ luật hình sự đi vào thực tế cuộc sống; đồng thời, cũng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai trong tham gia các hoạt động phòng ngừa, chống tội phạm. Dưới đây là mẫu bài dự thi cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.

MẪU BÀI DỰ THI

Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018

(Ban hành kèm theo số 2397/QĐ-UBND ngày 07/8/2018 của Ban Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai)

Bạn đang xem bài: Mẫu bài dự thi cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018

Họ và tên: ………………………………………………………………………Giới tính:…………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………..

Số CMND hoặc số căn cước công dân…………………………………………………………………………

Do Công an………………………………………………………….Cấp ngày………………………………………

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú:…………………………………………………………………………………

Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………….

Phần I. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

(Thí sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng)

Câu 1. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

a) Từ ngày 01/07/2016;

b) Từ ngày 01/07/2017;

c) Từ ngày 01/01/2018;

Câu 2. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm chủ thể nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự

a) Cá nhân;

b) Pháp nhân;

c) Pháp nhân thương mại;

Câu 3. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội quy định trong trong Bộ luật hình sự năm 2015?

a) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

b) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

c) Đối với người tái phạm, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

d) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

đ) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

Câu 4. Độ tuổi thấp nhất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS năm 2015?

a) Người từ đủ 16 tuổi trở lên;

b) Người từ đủ 14 tuổi trở lên;

c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên;

Câu 5. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc các tội nào sau đây?

a) Tội giết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác;

b) Tội cướp tài sản; tội trộm cắp tài sản;

c) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy;

d) Tội tổ chức đua xe trái phép; tội đua xe trái phép;

đ) Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ;

e) Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Câu 6. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có điều kiện nào sau đây?

a) Phạm tội lần đầu?

b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;

d) Có nơi cư trú rõ ràng;

đ) Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 66 của Bộ luật hình sự năm 2015;

e) Khi có đủ tất cả các điều kiện nêu trên.

Câu 7. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc việc phạm tội thì có được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm hay không?

a) Có;

b) Không;

Câu 8. Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

a) Có;

b) Không;

Câu 9. Người che giấu tội phạm (người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội) là ông, bà, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp nào sau đây?

a) Phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm đối với hành vi che giấu thuộc các loại tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự;

b) Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm khi thuộc trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Câu 10. Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm hay không?

a) Không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm đối với hành vi không tố giác thuộc các loại tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự;

b) Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 11. Trường hợp nào sau đây không được loại trừ trách nhiệm hình sự?

a) Sự kiện bất ngờ;

b) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự;

c) Phòng vệ chính đáng;

d) Tình thế cấp thiết;

đ) Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội;

e) Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ;

f) Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên;

g) Vô ý phạm tội.

Câu 12. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có căn cứ nào sau đây?

a) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận hoặc người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự;

b) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

c) Người phạm tội bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Câu 13. Tình tiết nào sau đây không phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

d) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm;

đ) Người phạm tội tự thú;

e) Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác;

f) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

g) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

h) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

Câu 14. Tình tiết nào sau đây không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất côn đồ;

c) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

đ) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

e) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

f) Người phạm tội là người có bệnh;

g) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

h) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

i) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Câu 15. So với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp nào sau đây không phải thi hành án tử hình với người bị kết án

a) Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn;

b) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại một phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Phần II. Trả lời câu hỏi lý thuyết

(Thí sinh viết câu trả lời)

Câu 16. Trình bày các quy định về hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự năm 2015?

Câu 17. Trình bày và phân tích hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 2015?

Câu 18. Trình bày và phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội gián điệp?

Câu 19. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định những trường hợp nào được loại trừ trách nhiệm hình sự? phân tích những điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự?

Phần III. Câu hỏi tự luận

Câu 20. Trình bày và phân tích những nội dung mới cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015 thể hiện việc đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân? Bạn tâm đắc nhất nội dung mới nào và vì sao?

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/mau-bai-du-thi-cuoc-thi-tim-hieu-bo-luat-hinh-su-nam-2015-tren-dia-ban-tinh-lao-cai-nam-2018/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button