Giáo dục

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phương trình phản ứng hóa học khi cho NaHCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl, tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh viết và cân bằng chính xác

1. Phương trình HCl tác dụng với NaHCO3

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

2. Điều kiện phản ứng HCl tác dụng với NaHCO3

Không có

Bạn đang xem bài: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

3. Cách thực hiện phản ứng HCl tác dụng với NaHCO3

Cho HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch NaHCO3

4. Hiện tượng nhận biết 

Cho HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch NaHCO3 sau phản ứng Có bọt khí thoát ra là CO2

Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối mới và giải phóng CO2

5. Tính chất hóa học của NaHCO3

  • Nhiệt phân tạo thành muối và giải phóng CO2

Tiến hành nhiệt phân hóa chất soda baking sẽ tạo ra muối mới và giải phóng khí CO2. Phương trình phản ứng như sau:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑ + H2O

  • Thủy phân tạo thành môi trường Bazơ yếu

Phản ứng với nước, NaHCO3 sẽ bị thủy phân tạo ra môi trường bazơ yếu.

NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

  • Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước

Khi được sử dụng, hoặc tiếp xúc với các axit mạnh, NaHCO3 sẽ tạo thành dung dịch muối và nước, đồng thời giải phóng khí CO2.

Tác dụng với Axit Sunfuric:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

Tác dụng với axit Clohiric:

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

  • Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới

Khi được tác dụng với bazơ, NaHCO3 sẽ tạo ra muối mới và bazơ mới. Phương trình phản ứng như sau:

Tác dụng với Ca(OH)2

NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O.

Một trường hợp khác có thể tạo thành 2 muối mới với phương trình phản ứng:

2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.

Tác dụng với NaOH:

NaHCO3 + NaOH → H2O + Na2CO3

Tác dụng với Ba(OH)2

2NaHCO3 + Ba(OH)2 → Na2CO3 + Ba2CO3 + 2H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho các phát biểu sau :

(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.

(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.

(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.

(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.

(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án A

(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.

(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.

Câu 2. Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

D. Chỉ có sủi bọt khí.

Đáp án B: Ban đầu, Na sẽ tác dụng với nước trước tạo NaOH và sủi bọt khí, sau đó có kết tủa xanh và không tan

Câu 3. Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là

A. 18,75 %.

B. 10,09%.

C. 13,13%.

D. 55,33%.

Đáp án A

Gọi công thức tổng quát chung của 2 kim loại kiềm là M

Phương trình phản ứng xảy ra

M + H2O → MOH + 1/2 H2

nM = 2nH2 = 1,792/22,4 = 0,16 mol => M = 3,36/0,16 = 21

Ta có Li (7) < M = 21 < K (39)

Gọi x, y lần lượt là số mol của K và Li

Ta có:

39 x + 7y = 3,36 => x = 0,07 mol, y = 0,09 mol

x + y = 0,16

%mLi = 0,09.7/3,36.100% = 18,75%

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?

A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.

B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.

D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.

Đáp án A

Câu 5. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2

A. 0,020.

B. 0,030.

C. 0,015.

D. 0,010.

Đáp án D

Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch thứ tự phản ứng:

H+ + CO32- → HCO3 (1)

H+ + HCO3 → CO2 + H2O (2)

nH+ = 0,03 mol

nCO32- = 0,02 mol < nH+

nH+ (2) = nCO2 = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol

Câu 6. Cho các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, NaHSO4. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Đáp án D

Câu 7. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 60 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2

A. 0,020.

B. 0,030.

C. 0,015.

D. 0,010.

Đáp án A

Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch thứ tự phản ứng:

H+ + CO32- → HCO3– (1)

H+ + HCO3 → CO2 + H2O (2)

nH+ = 0,06 mol

nCO32- = 0,04 mol < nH+

nH+ (2) = nCO2 = 0,06 – 0,04 = 0,02 mol

Câu 8. Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là:

A. KCl, KOH, BaCl2.

B. KCl, KOH.

C. KCl, KHCO3, NH4Cl, BaCl2.

D. KCl.

Đáp án D

Phản ứng xảy ra khi hỗn hợp tác dụng với nước:

K2O + H2O → 2KOH

Các phản ứng xảy ra tiếp theo:

NH4Cl + KOH → NH3 + H2O + KCl

KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O

K2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + KCl

Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại KCl

Câu 12. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO.

B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .

C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.

D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.

Đáp án C

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O

Câu 13. Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:

A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2

B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2

C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3

D. Na2O, CuO, SO3, CO2

Đáp án B

Câu 14. Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?

A. Muối natri sunfit và axit cacbonic

B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric

C. Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric

D. Muối natri sunfat và muối đồng(II) clorua

Đáp án B

Câu 15. Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây?

A. BaCl2, K2CO3, Al.

B. CO2, K2CO3, Ca(HCO3)2.

C. NaCl, K2CO3, Ca(HCO3)2.

D. NaHCO3, NH4NO3, MgCO3.

Đáp án B

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH.

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 ↓ + 2H2O

Câu 16. Khi nung 60 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu là

A. 28,33% và 71,67%.

B. 40,00% và 60,00%.

C. 13,00% và 87,00%.

D. 50,87% và 49,13%.

Đáp án A

Gọi số x, y lần lượt là số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp

Ta có: 100x + 84y = 60 (1)

Phương trình hóa học:

CaCO3  → CaO + CO2

x  → x  → x

MgCO3 → MgO + CO2

y  → y  → y

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhh trước = mcr sau + mkhí → mkhí = 60 – 30 = 30 gam.

→ nkhí = 30/44 → x + y = 30/44.

Giải hệ có x = 0,17 và y = 0,452

%mCaCO3 = (0,17.100)/60 .100 = 28,33%

%mMgCO3 = 100% –  28,33% = 71,67% 

……………………………

Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho quá trình trao đổi cũng như cập nhật các tài liệu mới nhất từ trang Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội . Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button