Giáo dục

Nên dùng chân trọng hay trân trọng mới đúng ngữ pháp chính tả?

Nên dùng chân trọng hay trân trọng mới đúng ngữ pháp chính tả?

Cảm ơn là từ mà chúng ta thường xuyên cần phải dùng trong cuộc đời của mình. Ai cũng có những lúc chịu ơn một ai đó. Vì vậy rất cần thể hiện tấm lòng của mình với họ. Tuy nhiên là nên nói chân trọng hay trân trọng cảm ơn là điều khiến nhiều người băn khoăn. Liệu bạn đã biết trong hai từ này từ nào mới đúng ngữ pháp chưa? Hãy cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá books tìm hiểu cụ thể hơn dưới đây nhé.

Nội dung chính

Bạn đang xem bài: Nên dùng chân trọng hay trân trọng mới đúng ngữ pháp chính tả?

Chân trọng là gì?

Chân là chân thành, chân thật, còn trọng là quý trọng. Dù hai từ này đều có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ vô nghĩa. Có thể nói chân trọng là một từ hoàn toàn sai ngữ pháp. Bạn không nên sử dụng từ này trong giao tiếp hàng ngày để tránh gây hiểu lầm.

Trân trọng là gì?

Trân trọng là một từ gốc Hán Việt. Trong đó trân có nghĩa sự trân quý, hết lòng đối đãi. Còn trọng là tấm lòng quý mến một sâu nặng đối với một ai đó, một việc gì. Từ trân trọng thường được dùng để thể hiện thái độ trân quý, xem trọng. Khi ai đó nói ra từ trân trọng thì có nghĩa là họ rất quý mến người đối thoại.

Chân trọng hay trân trọng cảm ơn mới đúng chính tả?

Chân trọng hay trân trọng

Qua những khái niệm nêu trên chắc bạn cũng đã đã không còn thắc mắc chân trọng hay trân trọng mới là đúng chính tả. Dù hai từ này đọc có vẻ gần giống nhau nhưng bạn đừng nhầm lẫn.Từ chân trọng là một từ hoàn toàn sai về mặt ngữ pháp. Trân trọng mới là từ chính xác được ghi trong từ điển tiếng Việt của nước ta. Trân trọng là một từ có nghĩa rất đẹp và chỉ dành cho những người mình yêu quý. Bạn không nên nói sai chính tả từ này vì sẽ làm mất ý nghĩa đẹp của nó.

Vì sao có sự lầm lẫn giữa chân trọng hay trân trọng

Việc không thể phân biệt giữa trân trọng và trân trọng mới là đúng là điều khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của việc sai chính tả chính là bạn thường nghe mọi người nói chứ không thường xuyên nhìn mặt chữ. Mà mỗi người đến từ những vùng miền khác nhau sẽ phát âm khác nhau. Từ đó khiến bạn hiểu sai cách viết của một số từ dễ đọc trại âm.

Xem thêm: Từ mượn là gì và những điều thú vị của từ mượn trong Tiếng Việt

Làm sao để không lẫn lộn giữa âm chtr

Việc nhầm lẫn giữa âm chtr vô cùng phổ biến. Ngoài từ chân trọng và trân trọng bị nhầm lẫn với nhau thì còn nhiều từ khác. Ví dụ như chân thành bị nhầm với trân thành. Dù vậy việc khắc phục tình trạng này không hề khó như bạn nghĩ. Vẫn có những quy tắc riêng giúp bạn thoát khỏi tình trạng nhầm lẫn này.

Trên thực tế thì các từ Hán Việt dễ sai chính tả bằng các từ thuần Việt. Không thể phân biệt được chân trọng hay trân trọng mới đúng là ví dụ điển hình cho điều này. Để khắc phục được việc viết sai chính tả từ Hán Việt thì cũng có một vài mẹo nhỏ. Đó là các từ có dấu nặng, dấu quyền thì thường đi với âm tr chứ không đi với âm ch. Ví dụ như các từ: trình báo, trân trọng, truyền thống, trầm trồ,…

Còn ở các từ thuần Việt thì các từ dùng để chỉ quan hệ họ hàng thường dùng âm ch chứ không dùng âm tr. Ví dụ như các từ: cha, cháu, chú, chồng,… Các từ dùng để chỉ các vật dụng thân thuộc trong gia đình thường bắt đầu bằng âm ch. Ví dụ như các từ: chảo, chum, chén, chăn, chiếu ,chè ( món chè )..

Bạn nên nhớ âm ch thường đứng trước các từ nguyên âm như oa, oă, uê,… Ví dụ như các từ áo choàng, chếnh choáng, sáng choang,… Và các từ bắt đầu bằng âm ch thường có ý nghĩa phủ định, ví dụ như các từ chẳng, chưa, chả,…

Tuy nhiên những quy tắc này chỉ mang tính chất tương đối vì vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Cách lâu dài và bền vững nhất để không sai chính tả là thường xuyên trau dồi vốn từ của mình. Việc đọc sách, báo vừa mang kiến thức vừa mở rộng vốn từ. Khi tiếp xúc với nhiều nền tri thức khác nhau thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách dùng từ ngữ. Từ đó khắc phục được việc không nắm vững ngữ pháp.

Xem thêm: 15 lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách phần lớn mọi người chưa biết !

Nên dùng từ trân trọng khi nào?

Từ trân trọng được dùng khá phổ biến. Khi muốn thể hiện tấm lòng của mình với bạn bè, đối tác thì chúng ta thường nói: “Tôi vô cùng trân trọng bạn.”. Khi muốn nói cảm ơn vì được giúp đỡ người ta thường dùng cụm từ “trân trọng cảm ơn”. Cũng như như khi phát biểu ở hội trường, các nhà diễn thuyết cũng hay nói: “Xin trân trọng gửi lời chào đến mọi người”. Khi ấy các khán giả sẽ cảm thấy hứng thú khi nghe phần diễn thuyết hơn.

Từ này đã trở nên vô cùng thân thuộc trong cuộc sống và khó mà thiếu được. Khi đối phương nghe được từ trân trọng sẽ cảm thấy bản thân mình được yêu quý. Ai cũng thích việc bản thân mình được một người trân trọng cả. Họ sẽ có cái nhìn thiện cảm với bạn hơn nếu là người vừa quen biết không lâu. Còn nếu đã thân thiết từ lâu thì họ càng yêu quý bạn hơn. Từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa người và người hơn. Trong công việc biết dùng từ trân trọng thể thể hiện thái độ chuyên nghiệp của bạn. Điều này giúp bạn trở nên thân hơn với đồng nghiệp trong cơ quan.

Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng từ này. Khi bạn dùng từ trân trọng quá nhiều thì sẽ khiến người khác nghĩ những lời bạn nói chỉ là sáo rỗng. Họ sẽ nghĩ đã không thật lòng mà chỉ là người biết nói lời hoa mỹ. Nếu yêu quý ai đó thì hãy dùng từ trân trọng. Còn nếu bạn không có những cảm xúc này thì không nên gượng ép bản thân. Mọi người sẽ trân trọng một người trung thực hơn một người chỉ biết làm đẹp lòng nhau nhưng không thật lòng đối đãi.

Hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về việc nên dùng từ chân trọng hay trân trọng mới đúng. Chân trọng là một từ sai, bạn không nên sử dụng để tránh gây hiểu lầm. Trân trọng mới là từ đúng chính tả và mang ý nghĩa hết lòng đối đãi, không tính toán với một ai đó. Vì đây là từ có ý nghĩa rất đẹp nên bạn hãy nói đúng chính tả để người nghe cảm thấy vui vẻ nhé.

Xem thêm: “Tham quan” hay “Thăm quan”, Từ nào mới hợp với ngữ cảnh và đúng chính tả trong giao tiếp hàng ngày?

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/nen-dung-chan-trong-hay-tran-trong-moi-dung-ngu-phap-chinh-ta/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button